Phương pháp khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 94 - 128)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu thu được, tính điểm trung bình và xếp thứ bậc các biện pháp được nhận định. Tiêu chí đánh giá:

Rất cần thiết/rất khả thi: 3 điểm Cần thiết/ khả thi: 2 điểm

Không cần thiết/ không khả thi: 1 điểm

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất của đề tài, chúng tôi đã lập phiếu điều tra và tiến hành khảo sát trên các khách thể nghiên cứu. Qua thu thập, xử lý số liệu, kết quả như sau:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Kh cần thiết ĐTB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Kh khả thi ĐTB Thứ bậc 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu về năng lực dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

58 4 0 2.93 2 53 7 2 2.8 3

2

Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

60 2 0 2.96 1 62 0 0 3.0 1

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

43 15 4 2.62 5 40 16 6 2.54 5

4

Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

56 6 0 2.9 3 55 4 3 2.83 2

5

Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

45 13 4 2.66 4 43 15 4 2.62 4

Nhận xét:

Kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Từ kết quả trên cho phép khẳng định cả 5 biện pháp đề xuất có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong số 05 biện pháp đề xuất, biện pháp được đánh giá là rất cần thiết nhất/ khả thi nhất đó là: Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông đối chiếu với năng lực cần có theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đồng thời khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

Biện pháp có nhận định thấp nhận về cả mức độ cần thiết và mức độ khả thi là: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực tiễn phân tích thực trạng trên chúng ta thấy việc đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung bồi dưỡng chưa tính đến yếu tố vùng miền, yếu tố thực tiễn của địa phương. Do đó, thực tiễn triển khai công tác BD giáo viên, quản lý BD giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải chú trọng đến nội dung này và đảm bảo tính phù hợp trong quá trình BD giáo viên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận về công tác BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng quản lý hoạt động BD NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được mô tả tại Chương 1 và Chương 2. Tại Chương 3, tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp sau:

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu về năng lực dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của giáo dục THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Tiến hành trưng cầu ý kiến của các CBQL và giáo viên các trường THPT trong huyện về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất. Kết quả trưng cầu ý kiến đã khẳng định các giải pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đặt ra cho giáo viên những yêu cầu về năng lực dạy học cần bổ sung do đó cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để hoạt động bồi dưỡng đạt được kết quả cao cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng. Quy trình bồi dưỡng được xác định gồm: Xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng; chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Mục tiêu bồi dưỡng hướng vào việc phát triển năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện được mục tiêu đó, việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần tiếp cận cả bốn chức năng quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng, Tổ chức thực hiện, Chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng.

Thực trạng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới mặc dù còn những hạn chế nhất định song nhìn một cách tổng quát cả giáo viên và CBQL đều đánh giá công tác bồi dưỡng đạt ở mức hiệu quả về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cần tập trung giải quyết một số hạn chế về sự thiếu chặt chẽ của công tác quản lý, cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng, giáo viên chưa thật tích cực, tự giác, chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên....

Thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai ở tất cả các khâu: Lập kế hoạch bồi dưỡng, Tổ chức thực hiện, Chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: từ khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, sự thiếu chủ động trong

việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên; sự thiếu đồng bộ của các biện pháp quản lí BD giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của CBQL, sự thiếu và yếu về kỹ năng quản lý BD giáo viên, nhất là kỹ năng quản lý xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá công tác BD giáo viên của cán bộ quản lý….

Công tác quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố Động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên; Môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng; Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL là những yếu tố có ảnh hưởn nhiều nhất.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể như sau:

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu về năng lực dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2. Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông đối chiếu với năng lực cần có theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đồng thời khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

5. Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Qua khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi nhận thấy cả CBQL và GV đều đánh giá cao mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Điều đó cho thấy về nhận thức các biện pháp đó được thừa nhận là cấp thiết và khả thi, do đó có thể đưa vào thực hiện được.

Như vậy, so với nhiệm vụ, mục tiêu của đề tài, về cơ bản chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề đã đặt ra. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên kết quả nghiên cứu còn ở mức độ khiêm tốn và không tránh được những thiếu sót.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang

Sở GD&ĐT Hà Giang cần chủ động hơn nữa trong việc thông báo, lập kế hoạch tổng thể để CBQL Phòng GD&ĐT cũng như CBQL các trường kịp thời nắm bắt và triển khai. Chỉ đạo các trường phối hợp với Phòng GD&ĐT để bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đa dạng hóa các loại hình, phương thức, nội dung bồi dưỡng giáo viên phù hợp với đặc điểm từng địa phương, vùng miền và mang tính thiết thực.

Điều tra, khảo sát để xác định đúng năng lực dạy học của giáo viên ở các địa phương; cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình BD.

Ban hành những chính sách để khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn (kinh phí bồi dưỡng; chế độ khen thưởng, đãi ngộ; thái độ ứng xử đối với những người đi bồi dưỡng…). Đây là những điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy hoạt động BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới có kết quả.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với việc nâng cao năng lực người giáo viên trong thời kỳ mới.

Tạo ra môi trường và động lực để giáo viên tự giác bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những giáo viên đi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Cần nâng cao năng lực quản lý của CBQL trong mọi hoạt động quản lý nhà trường, trong đó chú ý tới năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan những yếu kém trong công tác quản lí bồi dưỡng giáo viên để từ đó điều chỉnh cơ chế, cung cách quản lý một cách khoa học, mềm dẻo.

Tăng cường vai trò chủ đạo trong công tác xây dựng kế hoạch BD phù hợp với thực tiễn của đơn vị trên cơ sở kế hoạch chung của ngành. Chủ động xây dựng kế hoạch đều đặn về hoạt động BD giáo viên và cho thông báo kế hoạch ngay từ đầu năm học.

Tăng cường công tác tham mưu cho Sở GD&ĐT về xây dựng, sửa đổi các chính sách liên quan đến công tác BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức, chỉ đạo nghiêm túc các khâu của quản lý hoạt động BD, đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên.

Đổi mới nội dung, lựa chọn các hình thức bồi dưỡng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Có đánh giá khen thưởng kịp thời cho những giáo viên tham gia các hoạt động BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.3. Đối với giáo viênTHPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Phải luôn có tinh thần cầu tiến, vươn lên, không ngại khó, ngại khổ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân. Nên mạnh dạn giao lưu, trao đổi, trình bày nguyện vọng của bản thân khi tham gia bồi dưỡng.

Luôn quan tâm chú ý đến lập kế hoạch BD của cá nhân, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin....và không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là tích cực BD về kiến thức và kỹ năng sư phạm.

Sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, trao đổi, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác BD và tự bồi dưỡng NLDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Kim Anh, “Vấn đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện nay -Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí giáo dục & xã hội tháng 10/2013.

2. Bộ GD&ĐT, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông, số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018.

3. Thái Công Cảnh (2016), Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông huyện Đắc Hà, Tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 94 - 128)