Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.2. Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học

phổ thông và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực dạy học hiện tại của giáo viên THPT, đối chiếu, so sánh với năng lực dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định những hạn chế, bất cập về năng lực dạy học của giáo viên để xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu thực hiện của chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thức thực hiện biện pháp

a. Nội dung thực hiện

CBQL trường THPT cần tổ chức đánh giá năng lực dạy học hiện tại của giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; nắm vững các kết quả đánh giá chất

lượng giáo viên ở đơn vị thông qua nhiều hình thức, kênh thông tin khác nhau. Thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân giáo viên. Người quản lý phải biết giáo viên cần gì, thiếu gì, mong muốn được bồi dưỡng cái gì phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của họ. Nếu không nắm được điều này thì việc bồi dưỡng trở nên thiếu thực tế. Do đó việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực dạy học, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT trước khi lập kế hoạch và triển khai bồi dưỡng giáo viên là bước quan trọng đầu tiên của việc lập kế hoạch.

Xác định những năng lực dạy học cần có của giáo viên THPT theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT.

Đối chiếu, so sánh năng lực dạy học hiện có của giáo viên THPT với năng lực dạy học cần phải có để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó có xác định có biện pháp xác định nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp, nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT.

b. Cách thức thực hiện

Dựa trên Thông tư 20/2018 ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2018 về chuẩn giáo viên phổ thông, Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức đánh giá, phân loại năng lực giáo viên theo những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể. Cụ thể các bước như sau:

Giáo viên tự đánh giá năng lực dạy học của bản thân đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới;

Tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới;

Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp

Từ kết quả khảo sát năng lực hiện tại của giáo viên, Hiệu trưởng đối chiếu với những yêu cầu quy định về năng lực dạy học của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Tư đó xác định những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới về năng lực dạy học cần bổ sung cho giáo viên THPT để đề xuất những nội dung bồi dưỡng.

Ngoài những chuyên đề chung được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong chương trình giáo dục phổ thông mới, từng trường phải tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên theo các môđun, chuyên đề tự chọn thông qua phiếu khảo sát để gắn các nội dung bồi dưỡng với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Từ kết quả khảo sát, CBQL trường THCS tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho sát với trình độ, năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của mỗi cá nhân đáp ứng với yêu cầu bộ môn và công việc của từng giáo viên, tránh tình trạng tất cả giáo viên ở mọi trình độ, lĩnh vực chuyên môn khác nhau đều bồi dưỡng như nhau trong cùng một lớp; tránh hoạt động bồi dưỡng xa rời thực tiễn giáo dục và dạy học của giáo viên nhằm quản lý thực hiện chương trình giáo dục mới ở các trường THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT, CBQL trường THPT cần chú ý:

- Xác định mục tiêu, mục đích bồi dưỡng một cách cụ thể rõ ràng.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng thiết thực (căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu, vào quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT).

- Xác định đối tượng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng dựa vào tình hình thực tế tại các nhà trường.

- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện như: cơ sở vật chất, giảng viên, chế độ chính sách, thời gian tiến hành bồi dưỡng…

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL trường THPT phải nắm vững quy trình đánh giá, phân loại năng lực giáo viên THPT; có tầm nhìn quản lý, tư duy quản lý và sự sáng tạo trong thực hiện công tác BD giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Luôn bám sát thực tế tình hình địa phương, đặc trưng vùng miền, nhà trường để đưa ra các quyết định quản lý. Tránh sự xa rời thực tiễn, không đúng nhu cầu của giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên THPT cần tự đánh giá đúng trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của bản thân. Thẳng thắn, trung thực trong nêu ra những nhu cầu, mong muốn của bản thân trong quá trình BD để bổ khuyết các yếu kém của bản thân, đáp

ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Có tinh thần cầu tiến trong phát triển năng lực chuyên môn.

- CBQL các trường THPT cần có sự chọn lựa và xây dựng đội ngũ cốt cán thực hiện công tác BD NLDH cho GVTHPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Họ phải là những người có chuyên môn sâu, có tâm huyết, trách nhiệm để thiết kế và xây dựng các chuyên đề, nội dung đáp ứng nhu cầu BD của giáo viên. Có như vậy hiệu quả BD mới đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 84 - 87)