Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 với sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực​ (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Phương pháp điều tra

- Điều tra GV: Thông qua phiếu điều tra (phụ lục 1), trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dự giờ dạy trên lớp.

- Điều tra HS: Thông qua phiếu điều tra (phụ lục 1), trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông qua các bài kiểm tra của HS, quan sát HS trong các giờ học trên lớp.

1.2.3. Đối tượng điều tra

- GV dạy Vật lí của các trường THPT: Tiên Yên, Nguyễn Trãi, Hải Đông - HS của trường THPT Tiên Yên, THPT Nguyễn Trãi- huyện Tiên Yên - Quảng Ninh.

1.2.4. Kết quả điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra GV da ̣y môn Vâ ̣t lý của 03 trường THPT thuộc huyện Tiên Yên - Quảng Ninh và 391 HS khối 12 thuộc trường THPT Tiên Yên, THPT Nguyễn Trãi- huyện Tiên Yên - Quảng Ninh

1.2.4.1. Quá trình thực hiện điều tra như sau:

- Phát phiếu điều tra với 20 GV Vật lí của 03 trường THPT thuộc huyện Tiên Yên - Quảng Ninh và 391 HS khối 12 thuộc trường THPT Tiên Yên, THPT Nguyễn Trãi- huyện Tiên Yên - Quảng Ninh.

- Dự giờ 04 tiết Vật lí.

- Tham khảo giáo án Vật lí chương “Dò ng điê ̣n xoay chiều” của một số GV.

1.2.4.2. Kết quả điều tra - Đố i vớ i GV:

+ Về việc sử du ̣ng SGK trong giờ lên lớp: 95% GV cho rằng viê ̣c sử dụng SGK trong giờ lên lớp là cần thiết, 75% GV thường xuyên sử du ̣ng SGK, tuy nhiên GV chưa khai thác hết các chức năng của SGK khi da ̣y ho ̣c (60% GV sử dụng SGK để xem lại nội dung mình chưa nhớ rõ, 65% dùng để đọc bài tâ ̣p cho HS, 40% dùng để hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới, 30% dù ng để đo ̣c nô ̣i dung ghi vở cho HS).

+ Về việc hướng dẫn HS sử du ̣ng SGK: 90% GV được hỏi cho rằng viê ̣c rèn luyê ̣n kĩ năng sử du ̣ng SGK cho HS là cần thiết; tuy nhiên các hoạt động GV cho HS sử dụng SGK chỉ để phục vụ một mục tiêu nhất thời (Giao nhiệm vụ, chuẩn bị bài học mới: 20%, tìm hiểu kiến thức mới tại lớp: 60%, tìm hiểu phần kiến thức khó hiểu: 60%, củng cố và làm bài tập: 50%); số GV thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử du ̣ng SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ KTDH tích cực chưa nhiều (chỉ chiếm 25% GV được hỏi).

- Đố i vớ i HS:

+ HS nhận thức được vai trò của SGK (100% HS cho rằng SGK có vai trò quan trọng trong học tập, 94% HS sử du ̣ng SGK thường xuyên).

+ Về vấ n đề sử du ̣ng SGK: Đa số thường theo xu hướng khắc phục việc HS không hiểu vấn đề thầy(cô) giáo đang giảng trên lớp (85%) hoặc trả lời câu hỏi và làm bài tâ ̣p về nhà (90%); khi sử du ̣ng SGK hầu hết HS quan tâm cả hình vẽ, các phần chữ viết và phần chữ in đậm hoặc khác màu; 92% HS mong muố n được hướng dẫn cách sử dụng SGK với sư ̣ hỗ trơ ̣ của KTDH tích cư ̣c.

1.2.5. Nguyên nhân và phương hướng khắc phục

* Nguyên nhân

- GV không dành thời gian và không quan tâm đến việc tổ chức cho HS rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK với sự hỗ trợ của KTDH tích cực bởi các lí do:

+ Thời gian tiết học không cho phép: 85%

+ Kiểm tra không yêu cầu đánh giá các kỹ năng sử du ̣ng SGK: 90% + HS không hào hứng sử dụng SGK mà chỉ ghi lại những gì GV cho ghi: 75%.

+ Tổ chức cho HS sử du ̣ng SGK gây mất trật tự: 95%. + Nội dung SGK trình bày rất khó để HS sử dụng: 15%

- HS đã có thói quen sử dụng SGK một cách tùy tiện, không có định hướng. HS thường chỉ cần nhớ những nội dung kiến thức mà GV cho ghi lại, HS chỉ cần giải quyết được các dạng bài tập theo đề cương ôn tập thống nhất được của tổ chuyên môn đã phổ biến. Đặc biệt, HS không dành thời gian để tự nghiên cứu SGK, tự học mà còn ỷ la ̣i vào GV da ̣y.

* Phương hướng khắc phục

- Trước tiên cần phải đổi mới về tư tưởng và hoạt động dạy học của GV. GV phải đánh giá đúng và sử dụng hết chức năng của SGK trong dạy học; tích cực đổi mới phương pháp; có sự đầu tư về việc tổ chức vâ ̣n dụng các KTDH tích cực để rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, qua đó giúp cho HS thấy được hết các chức năng và vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập, tăng hiệu quả giờ da ̣y.

- Cần nhanh chóng đổi mới quy chế cho điểm, kiểm tra, đánh giá hiện nay cho phù hợp với mục tiêu dạy học mới.

- Đổi mới đánh giá giờ dạy của GV, tiêu chí đánh giá về việc tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập tích cực, tự lực cho HS cần được chú trọng hơn.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu về SGK, SGK Vật lí; các mức đô ̣ rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS; các kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c tích cực; tính tự lực học tập chúng tôi nhận thấy:

SGK Vật lí là phương tiện cung cấp kiến thức Vật lí, thông tin khoa học bộ môn cho HS; giúp HS tự tìm kiến thức mới, tự kiểm tra, đánh giá bản thân, tra cứu thông tin, tạo điều kiện cho HS nắm vững, nắm chính xác kiến thức. Đồng thời, SGK Vật lí với hai kênh thông tin là kênh hình, kênh chữ giúp phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách cho HS. Viê ̣c rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK bằng cách tổ chức cho HS làm việc với SGK để tự tìm ra nội dung kiến thức cần thiết và các vấn đề cần giải quyết góp phần phát huy tính tự lực của HS.

KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy tính tự lực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu vận dụng được một số KTDH tích cực để rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK và có tác động thêm các biện pháp phát huy tính tự lực của HS thì hiệu quả giảng dạy sẽ rất cao. Sự kết hợp này sẽ giúp HS phát huy được hết năng lực nhận thức, năng lực tư duy khoa học và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Thực tế dạy học trên địa bàn huyê ̣n Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh mà chúng tôi tìm hiểu thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK vớ i sự hỗ trơ ̣ của KTDH tích cực cũng chưa thật sự được chú trọng nhiều.

Từ đây cho thấy sự cần thiết phải xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trợ của mô ̣t số KTDH tích cực trong dạy học Vật lí nhằm góp phần phát huy tính tự lực của HS.

Chương 2

XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

SỬ DỤNG KÊNH HÌNH, KÊNH CHỮ TRONG SGK CHO HS

KHI DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”-

VẬT LÍ 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ KTDH TÍCH CỰC

2.1. Nghiên cứu nội dung chương trình SGK và xây dựng cấu trúc logic nội dung chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12 dung chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12

2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

* Kiến thứ c

- Viết được biểu thứ c của cường độ dòng điê ̣n và điê ̣n áp tức thời.

- Phát biểu được định nghĩa và viết đươ ̣c công thức tính giá tri ̣ hiê ̣u du ̣ng củ a cường độ dòng điê ̣n, điê ̣n áp

- Viết được công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vi ̣ đo các đại lượng này

- Viết được các hệ thứ c của đi ̣nh luật Ôm đối với đoa ̣n ma ̣ch RLC nối tiếp - Viết được công thức tính công suất điện và tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp

- Nêu được lý do tại sao phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện - Nêu được các đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.

* Kỹ năng:

- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp. - Giải được các bài tập về đoạn mạch RLC nối tiếp.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha, máy biến áp.

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức của chương “Dòng điện xoay chiều” xoay chiều”

* Nội dung kiến thức của chương

Chương “Dòng điện xoay chiều” có vai trò quan tro ̣ng đố i với HS lớ p 12 trong kỳ thi tố t nghiê ̣p và thi THPT Quố c gia, chiếm 15/70 tiết của chương trình Vâ ̣t lý 12 (lý thuyết: 8, bài tâ ̣p: 3, ôn tâ ̣p HK: 2, thực hành: 2).

Khái niệm về dòng điện xoay chiều được trình bày theo hướng diễn dịch, sau đó đưa ra nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách cho cuộn dây quay trong từ trường. Phương pháp trình bày này giúp học sinh định hình trước được dòng điện xoay chiều là gì, từ đó định hướng cho học sinh tiếp thu những kiến thức tiếp theo liên quan tới nó.

Phần lớ n kiến thức khó về dòng điện xoay chiều trong các đề thi đều là bài tập với các đoa ̣n mạch xoay chiều. Để tiếp câ ̣n với đoa ̣n ma ̣ch xoay chiều, SGK trình bày theo logic từ đoa ̣n ma ̣ch đơn giản, có 1 phần tử (chỉ có R, chỉ có L, chỉ có C) đến đoa ̣n ma ̣ch có R, L, C nối tiếp. Trong mỗi loại đoạn ma ̣ch có 1 phần tử ta xây dựng được đi ̣nh luâ ̣t Ôm, tìm đươ ̣c mố i quan hê ̣ về pha giữa điê ̣n áp và dòng điê ̣n trong ma ̣ch. Riêng đối với đoa ̣n ma ̣ch có R, L, C nố i tiếp, để tìm được mố i quan hê ̣ đó ta dựa vào phương pháp giản đồ Fre- nen. Đây là phương pháp rất quan trọng trong khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các đại lượng của dòng điện xoay chiều.

Từ công suất hao phí trên đường dây tải điê ̣n, đă ̣t ra bài toán truyền tải điê ̣n năng và sự cần thiết phải thay đổi điện áp trong quá trình truyền tải điê ̣n năng. Máy biến áp là công cụ hữu hiệu cho quá trình này. Khi nghiên cứu về các loại máy điê ̣n (máy phát điê ̣n, máy biến áp, đô ̣ng cơ không đồ ng bô ̣ 3 pha), HS đươ ̣c tiếp câ ̣n với cấu tạo và nguyên tắc hoa ̣t đô ̣ng của chúng.

Sơ đồ cấu trúc của chương:

Sản xuất, truyền tải và sử dụng điê ̣n năng

- Cấu ta ̣o

- Nguyên tắc hoạt động

Máy biến áp Máy phát điê ̣n Bài toán truyền tải điê ̣n năng Động cơ không đồng bộ 3 pha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắ c tạo DĐXC

Công suất Các loa ̣i máy điê ̣n

Khái niê ̣m DÒNG ĐIỆN

XOAY CHIỀU

Các giá tri ̣ hiệu dụng

- Định luâ ̣t Ôm

- Độ lệch pha giữa u và i

- Giản đồ Fre-nen - Định luâ ̣t Ôm

- Độ lệch pha giữa u và i - Hiện tượng cộng hưở ng Các đoa ̣n ma ̣ch

xoay chiều

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc chương “Dòng điê ̣n xoay chiều”

2.2. Xây dựng tiến trình tổng quát rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng tiến trình

* Đảm bảo mục tiêu bài học

Mục tiêu của bài học là các chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được khi dạy học, chúng được đặt ra theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Vì vậy, việc xây dư ̣ng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực, trong đó có tác động các biện pháp phát huy tính tự lực của HS phải được thiết kế theo một logic xác định và khoa học sao cho vẫn đạt được mục tiêu của bài học.

* Đảm bảo tính sư phạm

Tiến trình phải đảm bảo thực hiện được ý đồ sư phạm của tác giả SGK và ý đồ sư phạm trong khung chương trình dành cho chương mà GV muốn xây dựng tiến trình. Việc lựa chọn, cân nhắc để trình bày, sắp xếp các kênh thông tin trong một chương, mỗi bài học được các tác giả SGK tiến hành rất công phu với tính hợp lí cao nhất. GV cần tìm hiểu và nhận ra các đặc điểm này khi xây dựng tiến trình. Các mức độ rèn luyện kĩ năng được chọn lựa trong tiến trình phải mang tính vừa sức để HS có nỗ lực thì sẽ thực hiện được và đảm bảo hứng thú với các hoạt động tiếp theo. Số lượng và loại kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong mỗi bài của một chương phải phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy học đặc thù cho từng bài đó. GV cần phối hợp việc sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK với các phương pháp dạy học, phương tiện hỗ trợ một cách linh hoạt để hiệu quả làm việc với SGK cao nhất. GV không nên lạm dụng việc sử dụng SGK, mỗi tiết học chỉ

diễn ra trong thời gian xác định và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ tiến trình dạy học, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của một bài học xác định.

* Đảm bảo phát huy tính tự lực của HS

Tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK phải nhằm góp phần phát huy tính tự lực của HS. Các câu hỏi bài học của GV cần phải kèm theo các gợi ý và các hướng dẫn phù hợp với trình độ của HS, giúp HS tự lực nghiên cứu SGK để xây dựng kiến thức bài học. Các tình huống có vấn đề cần đưa ra phải vừa sức, phù hợp với trình độ hiện có của các em, tăng cường sử dụng các thí nghiệm mới so với SGK nhưng không quá xa lạ với HS. Mỗi một hoạt động học tập trong suốt tiến trình phải đảm bảo thu hút tất cả HS tham gia.

* Đảm bảo thời gian

Tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK nhằm góp phần phát huy tính tự lực của HS, nếu GV không khéo léo thì dễ dẫn tới việc không đủ thời gian cho các hoạt động. Để tránh tình trạng hết thời gian của một tiết học mà nhiệm vụ dạy học chưa được giải quyết thì GV phải hoạch định rõ thời gian cho từng hoạt động cụ thể, đồng thời GV cũng phải để ý đến thời gian trong suốt quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề.

2.2.2. Xây dựng tiến trình tổng quát

2.2.2.1. Tiến trình tổng quát

Sau khi nghiên cứu một số lí luận về rèn luyê ̣n kĩ năng sử du ̣ng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS, về KTDH tích cực, về tính tư ̣ lư ̣c củ a HS, chúng tôi xây dư ̣ng tiến trình tổng quát rèn luyê ̣n kĩ năng sử du ̣ng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sư ̣ hỗ trơ ̣ của KTDH tích cư ̣c nhằm phát huy tính tư ̣ lực của HS thông qua hình 2.2. Trong đó, chúng tôi

lấy tiến trình rèn luyê ̣n kĩ năng sử du ̣ng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS làm cốt lõi. CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TICH CỰC GĐ 1: LẬP KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG

KH, KC TRONG SGK GĐ2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KH, KC TRONG SGK CHO HS TIẾN TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ

DỤNG KH, KC TRONG SGK CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC CỦA HS - Kỹ thuật động não - Kỹ thuâ ̣t khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 với sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực​ (Trang 30)