Nguyên tắc xây dựng tiến trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 với sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực​ (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Nguyên tắc xây dựng tiến trình

* Đảm bảo mục tiêu bài học

Mục tiêu của bài học là các chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được khi dạy học, chúng được đặt ra theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Vì vậy, việc xây dư ̣ng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực, trong đó có tác động các biện pháp phát huy tính tự lực của HS phải được thiết kế theo một logic xác định và khoa học sao cho vẫn đạt được mục tiêu của bài học.

* Đảm bảo tính sư phạm

Tiến trình phải đảm bảo thực hiện được ý đồ sư phạm của tác giả SGK và ý đồ sư phạm trong khung chương trình dành cho chương mà GV muốn xây dựng tiến trình. Việc lựa chọn, cân nhắc để trình bày, sắp xếp các kênh thông tin trong một chương, mỗi bài học được các tác giả SGK tiến hành rất công phu với tính hợp lí cao nhất. GV cần tìm hiểu và nhận ra các đặc điểm này khi xây dựng tiến trình. Các mức độ rèn luyện kĩ năng được chọn lựa trong tiến trình phải mang tính vừa sức để HS có nỗ lực thì sẽ thực hiện được và đảm bảo hứng thú với các hoạt động tiếp theo. Số lượng và loại kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong mỗi bài của một chương phải phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy học đặc thù cho từng bài đó. GV cần phối hợp việc sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK với các phương pháp dạy học, phương tiện hỗ trợ một cách linh hoạt để hiệu quả làm việc với SGK cao nhất. GV không nên lạm dụng việc sử dụng SGK, mỗi tiết học chỉ

diễn ra trong thời gian xác định và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ tiến trình dạy học, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của một bài học xác định.

* Đảm bảo phát huy tính tự lực của HS

Tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK phải nhằm góp phần phát huy tính tự lực của HS. Các câu hỏi bài học của GV cần phải kèm theo các gợi ý và các hướng dẫn phù hợp với trình độ của HS, giúp HS tự lực nghiên cứu SGK để xây dựng kiến thức bài học. Các tình huống có vấn đề cần đưa ra phải vừa sức, phù hợp với trình độ hiện có của các em, tăng cường sử dụng các thí nghiệm mới so với SGK nhưng không quá xa lạ với HS. Mỗi một hoạt động học tập trong suốt tiến trình phải đảm bảo thu hút tất cả HS tham gia.

* Đảm bảo thời gian

Tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK nhằm góp phần phát huy tính tự lực của HS, nếu GV không khéo léo thì dễ dẫn tới việc không đủ thời gian cho các hoạt động. Để tránh tình trạng hết thời gian của một tiết học mà nhiệm vụ dạy học chưa được giải quyết thì GV phải hoạch định rõ thời gian cho từng hoạt động cụ thể, đồng thời GV cũng phải để ý đến thời gian trong suốt quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 với sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực​ (Trang 37 - 38)