Tỷ lệ lạm phát (INF)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)

Lạm phát có thể đƣợc hiểu là hiện tƣợng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua đƣợc ít hàng hóa và dịch vụ hơn, do đó giảm sức mua của tiền. Theo Pasiouras và Kosmidou (2007), khi mức lạm phát ngoài tầm kiểm soát thì dẫn đến chi phí tăng cao, tới một mức nào đó nó sẽ phá hủy toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải từ 2-5% ở các nƣớc phát triển và dƣới 10% ở các nƣớc đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế nhƣ thúc đẩy tiêu dùng, đầu tƣ, xuất khẩu, giảm bớt thất nghiệp, …

Trên thực tế, các nghiên cứu trƣớc đây nhƣ Abreu và Mendes (2000) tại các quốc gia ở châu Âu hay Sufian và Chong (2008) tại Philippines cho rằng trong quá trình

nghiên cứu, lạm phát gia tăng là ngoài dự kiến của ngân hàng và kết quả là gia tăng trong chi phí cao hơn mức gia tăng trong thu nhập tƣơng ứng. Ngoài ra, ở Việt Nam lạm phát tăng cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến chạy đua lãi suất tại các NHTM nhằm giữ chân khách hàng và huy động vốn. Ngân hàng tăng lãi suất huy động gần bằng cho vay, dẫn đến khả năng thua lỗ trong hoạt động tín dụng cao. Và sự gia tăng trong lãi suất cho vay là kết quả của việc tăng lãi suất huy động khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tƣ vay vốn. Điều này gây ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng vì thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của các NHTM tại Việt Nam (Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)