Tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Noman và cộng sự (2015) thu thập các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Bankscope trong khoảng thời gian 2003 - 2013 của 18 NHTM tại Bangladesh. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay (NPLR), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLRGL), trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (LLRNPL) và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là các chỉ số của rủi ro tín dụng. Còn các chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời là ROA, ROE và NIM. Qua kết quả thống kê từ mô hình hồi quy OLS, GLS và GMM, các tác giả kết luận rằng có tác động ngƣợc chiều của NPLR, LLPR lên tất cả các chỉ số khả năng sinh lời. Ở biến giả của nghiên cứu, tác động của việc thực hiện Basel II có tác động cùng chiều với NIM nhƣng ngƣợc chiều với ROE. Bài phân tích đƣa ra một số gợi ý chính sách quan trọng để tăng lợi nhuận và bảo vệ các ngân hàng từ khủng hoảng.

Li và Zou (2014) khi thực hiện nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của 47 NHTM tại Châu Âu giai đoạn 2007 – 2012. Kết quả cho thấy không có mối tƣơng quan rõ ràng giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và ROE hay ROA. Có thể nói CAR không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, tác giả có thêm rằng trong thời gian khủng hoảng 2007, thì CAR có tác động ngƣợc chiều đến ROE và ROA. Nghiên cứu cũng chỉ ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay (NPLR) và quy mô ngân hàng (BS) đều có tác động ngƣợc chiều với ROA và ROE.

Gizaw và cộng sự (2015) dựa trên phƣơng pháp dữ liệu bảng đƣợc tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp ở báo cáo tài chính của 8 NHTM tại Ethiopia giai đoạn từ 2003 đến 2012. Kết quả cho thấy các biến rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay (NPLR), tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) tác động ngƣợc chiều và có ý nghĩa đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Chính vì thế, quá trình quản lí rủi ro tín dụng cần phải chặt chẽ là điều hết sức cần thiết. Các nhà quản trị cần sử

dụng các công cụ quản lí rủi ro hiện đại hơn và đa dạng hóa các hoạt động thu nhập tại các ngân hàng.

Rasika và Sampath (2015) dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo thƣờng niên của 6 NHTM từ năm 2011 đến 2015. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm mục đích điều tra về ảnh hƣởng định lƣợng của rủi ro tín dụng đến kết quả tài chính của NHTM ở Sri Lanka. Trong mô hình, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc sử dụng nhƣ chỉ số hoạt động tài chính trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay (NPLR) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ số rủi ro tín dụng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng cả NPLR và CAR tác động ngƣợc chiều và có ý nghĩa thống kê tới ROE, riêng NPLR có mức ảnh hƣởng quan trọng cao hơn so với CAR. Các tác giả cũng nhận định rằng khi đã thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hoạt động tài chính của các NHTM, các nhà nghiên cứu nên gợi ý các ngân hàng áp dụng một hệ thống phân loại rủi ro tín dụng. Phân loại rủi ro là một thƣớc đo quan trọng trong việc phân loại chất lƣợng tài sản và điều đó là hoàn toàn cần thiết bởi nó góp phần giúp cho hệ thống tài chính trở nên mạnh mẽ. Nghiên cứu kết luận rằng rủi ro tín dụng vẫn là một mối quan tâm lớn đối với các NHTM ở Sri Lanka vì rủi ro tín dụng là một yếu tố dự báo quan trọng của hoạt động tài chính ngân hàng. Kargi (2011), tác giả đã dựa trên dữ liệu thu thập từ các nguồn thứ cấp chủ yếu là các báo cáo hằng năm từ 2004 đến 2008 tại các ngân hàng ở Nigeria nhằm đánh giá tác động rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời trong ngân hàng thông qua ROA. Kết quả cho thấy cả tỷ lệ nợ xấu trên tổng vay và khoản trả trƣớc, tỷ lệ tổng vay và khoản trả trƣớc trên tổng tiền gửi đều có tác động ngƣợc chiều và có mức ý nghĩa đáng kể với ROA. Bài nghiên cứu nhận định rằng quản lý rủi ro tín dụng không đúng cách sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của tài sản, tổn thất cho vay tăng và các khoản nợ xấu có thể dẫn đến nguy cơ tài chính tại các ngân hàng. Do đó, quản lý rủi ro cần đƣợc chú ý trong việc thiết lập các chính sách tín dụng ảnh hƣởng tích cực tới khả năng sinh lời. Đồng thời, họ cũng cần phải hiểu rõ các chính sách này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng tiền gửi một cách đúng đắn và tối đa hóa lợi nhuận.

Akhtar và cộng sự (2011) nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hồi giáo tại Pakistan từ giai đoạn 2006 đến 2009. Từ mô hình hồi quy đa biến, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với ROA, ROE. Trong khi đó, quản lý tài sản tuy tác động cùng chiều nhƣng không có ý nghĩa thống kê với ROE. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay lại tác động ngƣợc chiều. Ngoài ra, quy mô của các ngân hàng cho thấy tác động ngƣợc chiều và không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Owoputi (2014), tác giả đã dựa trên số liệu thứ cấp của các ngân hàng tại Nigeria giai đoạn từ 1998 đến 2012 để đi tìm các tác động đến khả năng sinh lời trong ngân hàng thông qua ROA, ROE. Tác giả đã sử dụng mô tả thống kê, ma trận tƣơng quan và phƣơng pháp ƣớc lƣợng Random Effect để đƣa đến kết luận tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ cho vay (NPLR) có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời.

Achou và Tenguh (2008), sử dụng dữ liệu từ ngân hàng trung ƣơng Qatar trong khoảng thời gian 5 năm 2001 – 2005 để nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng (khả năng sinh lời) và quản lý rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ). Ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ là kết quả của việc quản lý tín dụng tốt. Đó là tầm quan trọng thiết yếu để ngân hàng thực hiện việc quản lý tín dụng một cách thận trọng, bảo toàn đƣợc tài sản cũng nhƣ quyền lợi của các nhà đầu tƣ. Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng với chính sách quản lý tốt có tỷ lệ cho vay thấp và thu nhập lãi suất cao. Thêm vào đó, các ngân hàng với lợi nhuận cao có thể bù đắp cho tổn thất tín dụng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn và ROE, ROA là ngƣợc chiều và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy ngân hàng với lãi suất thu nhập cao có tỷ lệ nợ xấu thấp, có nghĩa là chiến lƣợc quản lý rủi ro có hiệu quả. Kolapo và cộng sự (2012) tiến hành điều tra thực nghiệm ảnh hƣởng rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Nigeria trong giai đoạn 11 năm (2000 – 2010) thông qua mô hình ƣớc lƣợng Pooled OLS, FEM. Kết quả chỉ ra, các tỷ lệ nợ xấu trên cho vay và ứng trƣớc (NPL/LA), tỷ lệ cho vay và ứng trƣớc trên tổng tiền gửi (LA/TD) ngƣợc chiều với ROA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)