Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Rủi ro tín dụng ảnh hƣởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng: trƣờng hợp ngân hàng có rủi ro tín dụng cao, khả năng thu hồi vồn gặp nhiều khó khăn, không thu hồi đƣợc hoặc thu hồi không đủ cả nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải chịu áp lực thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản tiền gửi và lãi suất huy động phát sinh thƣờng xuyên. Điều này khiến ngân hàng gặp khó khăn do nguồn tiền hoạt động bị thiếu hụt. Sự mất cân đối trên ảnh hƣởng lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng, khiến thanh khoản bấp bênh. Khả năng thanh khoản giảm khiến ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay đối với các khách hàng mới, thậm chí nhiều ngân hàng ngƣng giải ngân hồ sơ cho vay mới và chỉ duy trì dƣ nợ tiến dụng hiện tại hoặc chỉ giải ngân đối với các khách hàng lâu năm. Đồng thời, các ngân hàng tích cực đề ra các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu để cân đối nguồn vốn, giúp giảm bớt gánh nặng cho vấn đề thanh khoản.

Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu thu lợi từ hoạt động cho vay, khi rủi ro tín dụng tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro làm cho chi phí gia tăng, ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng. Trƣờng hợp các khoản vay đã là nợ xấu nhƣng không có biện pháp xử lý hay cơ cấu nợ phù hợp, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hƣởng ngày càng lớn đến báo cáo thu nhập của ngân hàng. Nếu những món vay lớn với giả trị tài sản chỉ vừa đủ để đảm bảo cho dƣ nợ vay thi tình hình tài chính của ngân hàng sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng: NHTM là trung tâm tài chính, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn huy động từ nền kinh tế. Do đó trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là một yếu tố chiếm vị trí quan trọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại cũng nhƣ phát triển của một ngân hàng. Berger và DeYoung (1997), khi rủi ro tín dụng gia tăng, thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn, lợi nhuận kinh doanh giảm gây ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lời của các cổ đông và những ngƣời góp vốn đầu tƣ vào ngân hàng. Khi rủi ro không đƣợc khắc phục và liên tục kéo dài, các cổ đông và nhà đầu tƣ sẽ tìm cách thoái vốn do không giữ đƣợc niềm tin vào sự phát triển của ngân hàng nhƣ trƣớc đây. Thêm vào đó, thông tin về rủi ro của ngân hàng nhƣ thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức yếu kém của đội ngũ cán bộ ngân hàng, ngân hàng không chấp hành theo đúng quy định dẫn tới tranh chấp pháp lý, thiệt hại cả về tài sản và nguồn vốn,… đƣợc đƣa lên báo chí sẽ dẫn tới hậu quả khôn lƣờng. Từ việc tiếp cận các nguồn thông tin trên, khách hàng sẽ rút khoản tiền gửi của họ tại ngân hàng do tâm lý không còn tin tƣởng vào khả năng giữ tiền hộ của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cũng nhƣ tạo mối quan hệ giao dịch với các khách hàng mới. Điều này, làm khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm, thị phần bị thu hẹp, lợi nhuận cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)