KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68)

5.2.1Đối với các NHTM

5.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPLR)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy nợ xấu góp phần làm giảm khả năng sinh lời trong ngân hàng, do đó các NHTM cần quan tâm và nỗ lực trong việc cắt giảm nợ xấu bằng cách thực hiện một số khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với các dƣ nợ cho vay mới, các ngân hàng cần thực hiện chọn lọc trƣớc khi cho vay, thực hiện nâng cao chất lƣợng thẩm định khoản vay. Các khoản vay cần đƣợc thẩm định chặt chẽ về mặt pháp lý, khả năng tài chính, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Cùng với đó, cần thẩm định chặt chẽ các lĩnh vực có rủi ro cao, định hƣớng ngành nghề tài trợ phù hợp, ít rủi ro với biến động nền kinh tế.

Thứ hai, với các khoản nợ xấu hiện tại cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ theo quy định. Thêm vào đó, các NHTM cần có cơ chế quản lý, giám sát tiến trình thu hồi nợ, đẩy nhanh việc bán tài sản nhằm thu hồi nợ. Việc phân loại các nhóm nợ theo quy định của NHNN cũng quan trọng không kém đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm bù trừ tổn thất do nợ xấu gây ra. Từ đó, có các cách khắc phục và kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp hơn, tránh rủi ro từ các khoản cho vay tiềm ẩn.

Thứ ba, tăng cƣờng hiệu quả trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ từ chính nhân viên tín dụng, do đó thƣờng xuyên đánh giá lại nghiệp vụ chuyên môn và quy định nghiêm ngặt đặc biệt là quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng.

5.2.1.2 Đòn bẩy tài chính

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời có tác động cùng chiều. Điều này cho thấy việc sử dụng nợ hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ cao cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng do đó tùy theo từng thời điểm kinh doanh NHTM cần duy trì ở mức tối ƣu, cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu để đạt hiệu quả cao nhất từ đòn bầy tài chính hợp lý. Do đó, nhà quản trị cần chú trọng việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và hoạch định vốn chính xác, khoa học. Bên cạnh việc kiểm soát, nâng cao chất lƣợng tín dụng, các ngân hàng cũng nên cải thiện hệ số bằng cách tăng cho vay qua cải thiện các chính sách, tăng cạnh tranh nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

5.2.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Nhƣ kết quả nghiên cứu trong chƣơng 4, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng đồng nghĩa làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, Các ngân hàng nên cân đối các khoản lợi nhuận có đƣợc vào việc tăng vốn, cải thiện sức mạnh vi mô của ngân hàng nhằm tăng cƣờng khả năng chống lại các cú sốc trong quá trình hoạt động. Chính vì thế nhằm tăng CAR, các ngân hàng nên cân nhắc thực hiện một số khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, về phân loại nợ, cần trích lập dự phòng rủi ro để đánh giá chất lƣợng tài sản “Có”, bổ sung thêm quản lý, điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tƣ hợp lý và đảm bảo trích lập dự phòng đầy đủ nhằm bù đắp các tổn thất, xác định năng lực, mức độ lành mạnh về tài chính của các TCTD.

Thứ hai, về quản lý rủi ro, các ngân hàng cần có các yêu cầu về quản lý rủi ro, về trách nhiệm của bộ máy quản trị, điều hành đối với các rủi ro, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ đo lƣờng rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro.

Thứ ba, nâng cao các quy định về kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn, tránh hiện tƣợng thông tin không cân xứng, xung đột lợi ích và gây tổn hại uy tín ngân hàng.

5.2.2Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Nhằm giúp hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn trong quá trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn quốc tế, các NHTM cần phải tuân thủ một số điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Và hiện nay, việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là xu thế nhằm phù hợp với yêu cầu hoạt động cũng nhƣ quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, lộ trình áp dụng vẫn còn rất phức tạp, nhiều vấn đề nảy sinh. Mặc dù NHNN đã yêu cầu thí điểm triển khai Basel II tại 10 NHTM từ cuối năm 2016 nhƣng tới nay các ngân hàng trong danh sách vẫn chƣa đáp ứng đủ các điều kiện.

Vì vậy, NHNN nhanh chóng nghiên cứu và ban hành quy định hệ số đòn bẩy tài chính nhƣ một công vụ trong hoạt động tín dụng nhằm giúp các ngân hàng quản trị, định hƣớng kinh doanh an toàn hơn.

Thứ nhất, thông qua việc thống kê, phân tích thông tin thị trƣờng đƣa ra dự báo và nhận định về khách hàng để các NHTM có cơ sở để tham khảo, định hƣớng trong chiến lƣợc hoạch định kinh doanh, tăng trƣởng dƣ nợ theo ngành nghề cũng nhƣ đối

tƣợng phù hợp với nền kinh tế. Từ đó nâng cao vai trò định hƣớng trong công tác quản lý.

Thứ hai, tích cực hoàn thiện, nâng cao vai trò và chức năng của VAMC nhằm nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu qua việc xử lý, bán tài sản thế chấp hay cơ cấu, giải pháp khai thác tài sản.

Thứ ba, đàm bảo các hoạt động thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với nền kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng.

Thứ tƣ, nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN và xếp hạng tín nhiệm độc lập. Qua đó, các NHTM có có sở, thông tin cho việc thẩm định và quyết định cho vay. Đồng thời, ngoài việc thẩm định và xếp hạng tín dụng nội bộ các NHTM, các tổ chức độc lập cũng nên đƣợc xem xét nhằm giúp cho việc thẩm định và quyết định cho vay. Các thông tin cần đƣợc chính xác, đầy đủ và cập nhật kịp thời nhằm tránh việc thẩm định, phê duyệt cho vay sai lầm, thiếu thông tin dẫn đến gia tăng nợ xấu.

5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu mở rộng

Thứ nhất, số liệu nghiên cứu của đề tài vẫn chƣa đầy đủ. NHTMCP Bƣu điện Liên Việt chỉ đƣợc thu thập từ năm 2009 – 2016 và NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội số liệu thu thập từ năm 2006 – 2016. Mặc dù số liệu thu thập từ 14 NHTM đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán đều có tổng tài sản khá lớn, mang tính đại diện cho hệ thống NHTMVN nhƣng đề tài vẫn có những hạn chế. Do đó, trong bài nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện mở rộng quy mô nghiên cứu gồm các NHTMNN và các NHTM có vốn nƣớc ngoài.

Thứ hai, biến đại diện cho khả năng sinh lời, rủi ro tín dụng và các biến kiểm soát còn ít. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ dừng lại ở biến ROE đại diện khả năng sinh lời, trong khi để đo lƣờng khả năng sinh lời của ngân hàng, các bài nghiên cứu trƣớc đây dùng các chỉ số khác nhƣ ROA, NIM,… Với rủi ro tín dụng, tác giả chỉ

mới đề cập tới các biến rủi ro cơ bản nhất mà chƣa xét đến các yếu tố đại diện các tác giả trên thế giới sử dụng nhƣ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập, tỷ lệ nợ xấu trên các khoản cho vay và trả trƣớc,.... Tƣơng tự, với các biến kiểm soát, tác giả chỉ mới đƣa các biến đại diện thông dụng cho yếu tố vĩ mô (GDP, INF) và yếu tố vi mô trong ngân hàng (BS). Trong khi đó, môi trƣờng vĩ mô và các yếu tố vi mô trong ngân hàng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng nhiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, các nghiên cứu trong tƣơng lai sẽ sử dụng nhiều biến đại diện cho khả năng sinh lời, rủi ro tín dụng và các biến kiểm soát hơn.

Thứ ba, tác giả có thêm biến mới là khủng hoảng tài chính nhằm xác định trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các NHTM hay không. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu, biến này không có ý nghĩa với khả năng sinh lời ROE. Và vì các NHTM ở Việt Nam thƣờng có độ trễ, bài nghiên cứu chỉ xem xét sự tác động của khủng hoảng kinh tế vào giai đoạn 2008 – 2009 mà chƣa xem xét sự tác động của biến này vào các năm sau đó. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng mức độ ảnh hƣởng của biến này cho các năm sau này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chƣơng 4, tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị cho NHTM và NHNN, nhằm tối đa hóa khả năng sinh lời trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những mặt hạn chế của nghiên cứu, đồng thời đƣa ra các gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu về tác động giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Nguyễn Mạnh Huy (2016). Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM cổ phần tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, năm 2016.

2. Đặng Thị Diệu Hƣơng (2016). Các yếu tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, năm 2016.

3. Nguyễn Thị Thanh Trà (2015). Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, năm 2015

4. Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013). Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: Kiểm định giả thuyết SCP và ES. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 276 (tháng 10/ 2013, trang 126 - 135).

5. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Trƣơng Hoàng Diệp Hƣơng (2015). Quy định của ủy ban basel về đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại và áp dụng. Tạp chi Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 158 (tháng 7/2015, trang 17 - 26).

6. Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Nghiên cứu kinh tế, số 424 (Tháng 9/2013, trang 34 - 38).

7. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013). Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 4, trang 11 - 15.

Tài liệu nƣớc ngoài

1. Achou, T. F., & Tenguh, N. C. (2008). Bank performance and credit risk management. Master Degree Project, Finance Universitu of Skodve School of

2. Afriyie, H. O., & Akotey, J. O. (2012). Credit risk management and profitability of selected rural banks in Ghana. Ghana: Catholic University College

of Ghana.

3. Agarwal, S., Chomsisengphet, S., Mahoney, N., & Stroebel, J. (2015). Do banks pass through credit expansions? The marginal profitability of consumer lending during the great recession.

4. Akhtar, M. F., Ali, K., & Sadaqat, S. (2011). Factors influencing the profitability of Islamic banks of Pakistan. International Research Journal of

Finance and Economics, 66(66), 1-8.

5. Alshatti, A. S. (2015). The effect of credit risk management on financial performance of the Jordanian commercial banks. Investment Management and

Financial Innovations, 12(1), 338-345.

6. Baltagi, B. (2008). Econometric analysis of panel data. John Wiley & Sons. 7. Bayyoud, M., & Sayyad, N. (2015). The Relationship between Credit Risk Management and Profitability between Investment and Commercial Banks in Palestine. International Journal of Economics and Finance, 7(11), 163.

8. Beltratti, A., & Stulz, R. M. (2009). Why did some banks perform better during the credit crisis? A cross-country study of the impact of governance and

regulation (No. w15180). National Bureau of Economic Research.

9. Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking & Finance, 21(6), 849-870.

10. Boahene, S. H., Dasah, J., & Agyei, S. K. (2012). Credit risk and profitability of selected banks in Ghana. Research Journal of finance and

accounting, 3(7), 6-14.

11. Chouikh, A., & Blagui, Y. (2017). The Determinants of Bank Performance:

The Case of Tunisian Listed Banks. Journal of Finance and Accounting, 5(2), 53- 60.

12. Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2011). Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International

Financial Markets, Institutions and Money, 21(3), 307-327.

13. Duraj, B., & Moci, E. (2015). Factors influencing the bank profitability- empirical evidence from Albania. Asian Economic and Financial Review, 5(3), 483. 14. Ernst & Young (2010). Recover, adapt, advance: Back to business in an uncertain world. Ernst & Young.

15. Fitch, T. P. (2000). Dictionary of Banking Terms, Hauppauge, NY: Barron's Educational Series.

16. Flamini, V., Schumacher, M. L., & McDonald, M. C. A. (2009). The

determinants of commercial bank profitability in Sub-Saharan Africa (No. 9-15).

International Monetary Fund.

17. Girardone, C., Molyneux, P., & Gardener, E. P. (2004). Analysing the determinants of bank efficiency: the case of Italian banks. Applied

Economics, 36(3), 215-227.

18. Gizaw, M., Kebede, M., & Selvaraj, S. (2015). The impact of credit risk on profitability performance of commercial banks in Ethiopia. African Journal of

Business Management, 9(2), 59.

19. Hosna, A., Manzura, B., & Juanjuan, S. (2009). Credit risk management and profitability in commercial banks in Sweden. rapport nr.: Master Degree Project

2009: 36.

20. Isanzu, J. S. (2017). The Impact of Credit Risk on the Financial Performance of Chinese Banks. Journal of International Business Research and Marketing, 2(3), 14-17.

21. Islam, M. S., & Nishiyama, S. I. (2016). The determinants of bank net interest margins: A panel evidence from South Asian countries. Research in

International Business and Finance, 37, 501-514.

22. Kargi, H. S. (2011). Credit risk and the performance of Nigerian Banks. Ahmadu Bello University, Zaria.

23. Koch, T. W., & MacDonald, S. S. (2014). Bank management. Nelson Education.

24. Kolapo, F. T., & Adaramola, A. O. (2012). The impact of the Nigerian capital market on economic growth (1990-2010). International Journal of

Developing Societies, 1(1), 11-19.

25. Lalon, R. M. (2015). Credit Risk Management (CRM) Practices in Commercial Banks of Bangladesh: “A Study on Basic Bank Ltd.”.

26. Marak, D. R. (2014). The impact of micro and macro environment on profitability of technology companies in Thailand.

27. Mendes, V., & Abreu, M. (2003). Do macro-financial variables matter for european bank interest margins and profitability?. In EcoMod2003-International

Conference on Policy Modeling. Global Economic Modeling Network.

28. Muthee, J. G. (2010). The relationship between credit risk management and profitability: A study of commercial banks in Kenya. unpublished MBA project,

University of Nairobi.

29. Noman, A. H. M., Pervin, S., Chowdhury, M. M., & Banna, H. (2015). The effect of credit risk on the banking profitability: a case on Bangladesh. Global

Journal of Management And Business Research.

30. Obamuyi, T. M. (2013). Factors influencing investment decisions in capital market: A study of individual investors in Nigeria. Organizations and markets in

emerging economies, 4(1), 141-161.

31. Owoputi, J. A., Kayode, O. F., & Adeyefa, F. A. (2014). Bank specific, industry specific and macroeconomic determinants of bank profitability in Nigeria. European Scientific Journal, ESJ, 10(25).

32. Pasiouras, F., & Kosmidou, K. (2007). Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union. Research in

International Business and Finance, 21(2), 222-237.

33. Rasika, D. G. L., & Sampath, H. R. (2015). Impact of credit risk on financial performance of Sri Lankan commercial banks.

34. Roman, A., & Tomuleasa, I. (2012). Analysis of profitability determinants: Empirical evidence of commercial banks in new EU member states.

35. Rose, P. S. (2002). Commercial bank management. McGraw-Hill/Irwin. 36. Saeed, M. S., & Zahid, N. (2016). The impact of credit risk on profitability of the commercial banks. Journal of Business & Financial Affairs, (5), 192.

37. Simiyu, C. N., & Ngile, L. (2015). Effect of macroeconomic variables on profitability of commercial banks listed in the Nairobi securities exchange. International Journal of Economics, Commerce and Management, 3(4), 1-16.

38. Sufian, F., & Chong, R. R. (2008). Determinants of bank profitability in a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68)