Chỉ số này đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính còn là công cụ quan trọng để dự kiến ROE, ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả thể hiện ở hệ số đòn bẩy tài chính cao, làm tăng tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Mặt khác, khi ngân hàng huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hay mất thanh khoản càng lớn, chính vì thế chi phí huy động vốn sẽ cao hơn để bù đắp
vào rủi ro mà họ có thể gánh chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thậm chí làm giảm ROE. Thêm vào đó, các nghiên cứu trƣớc đây cũng cho thấy mối quan hệ tƣơng quan giữa ROE và LEV nhƣ Alshatti (2015), Saeed và Zahis (2016),… Do đó, tác giả kì vọng là đòn bẩy tài chính sẽ tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTMVN.
Giả thuyết H3: mối quan hệ cùng chiều giữa LEV và ROE.
3.2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Chỉ số này là thƣớc đó quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu của Isanzu (2017) nhận định rằng CAR tăng thể hiện sức mạnh, khả năng của ngân hàng nhƣ một bộ đệm giúp giảm các thiệt hại khi cho vay. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các NHTM tại Trung Quốc phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu và nó đƣợc sử dụng nhằm nâng cao khả năng sinh lời giúp gia tăng hoạt động tài chính. Tuy nhiên, tác giả nhận định rằng khi hệ số CAR tăng có nghĩa là vốn trong ngân hàng ít đƣợc mang đi đầu tƣ thì khả năng lợi nhuận sẽ giảm xuống. Thực tế, NHNN vì muốn các NHTM tăng vốn nhằm đáp ứng định hƣớng triển khai Basel II tại Việt Nam đã giảm tỷ lệ xuống 8% theo Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN. Tƣơng tự, các nghiên cứu của Noman và cộng sự (2015), Li và Zou (2014), Rasika và Sampath (2015),… cho rằng lợi nhuận ngân hàng có xu hƣớng giảm vì tăng hệ số CAR. Chính vì thế, tác giả cũng kì vọng biến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có mối quan hệ ngƣợc chiều với khả năng sinh lời.
Giả thuyết H4: mối quan hệ ngƣợc chiều giữa CAR và ROE.