PHÂN TÍCH DẤU CỦA CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 62)

4.4.1Các biến độc lập đại diện cho rủi ro tín dụng

Từ kết quả hồi quy trên, ta có thể thấy đƣợc trong 4 biến đại diện cho rủi ro tín dụng thì chỉ có 3 biến tác động đến khả năng sinh lời ROE và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến NPLR có tác động ngƣợc chiều, còn biến LEV, CAR có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời ROE. Cụ thể tác giả sẽ trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy của các biến đại diện cho rủi ro tín dụng

Biến Kỳ vọng dấu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn NPLR - - 2,332590 LLPR - Không có ý nghĩa LEV + + 0,006137 CAR + + 0,285788

Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngƣợc chiều.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay (NPLR):

Trƣớc khi tiến hành ƣớc lƣợng, tác giả kỳ vọng NPLR sẽ có tác động ngƣợc chiều đến ROE. Và kết quả sau ƣớc lƣợng trùng với kì vọng của tác giả. Trong các nghiên cứu trƣớc đây, kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả nhƣ Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Li và Zou (2014), Alshatti (2015), Noman và cộng sƣ (2015), Bayyoud và Sayyad (2015), Akhtar và cộng sự (2011),… Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay tăng 1% thì suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 2,33%. Nhƣ vậy trong các tác động của rủi ro tín dụng đến ROE thì NPLR ảnh hƣởng nhiều nhất đến ROE. Điều này giải thích đƣợc rằng khi tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là nợ từ nhóm 3 đến 5 cũng tăng. Ngân hàng buộc

phải trích lập dự phòng tƣơng ứng và điều này làm tăng chi phí cho ngân hàng. Điều này làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng khi các khoản tín dụng này không những sinh lời mà còn có khả năng mất vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng vốn là hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR):

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến LLPR không có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM trong giai đoạn 2005 – 2016, trùng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Khoản dự phòng là phản ứng của ngân hàng với rủi ro cho vay và các khoản nợ quá hạn. Sự tác động này là chƣa thật sự rõ ràng vì các ngân hàng có cách nhìn nhận về rủi ro khác nhau. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2013) đã chỉ ra rằng có bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội trong việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng của nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam. Nhƣ vậy, dự phòng rủi ro không có tác động đến khả năng sinh lời có thể phát sinh từ bất cập do chính sách kế toán về phân loại nợ cũng nhƣ các xét đoán trong lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM. Những ngân hàng thích rủi ro thì sẽ muốn mang lại lợi nhuận cao, còn các ngân hàng thận trọng với rủi ro thì sẽ hạn chế cho vay nên cũng sẽ thu lợi nhuận ít hơn.

Đòn bẩy tài chính (LEV):

Trƣớc khi tiến hành ƣớc lƣợng, tác giả kì vọng LEV sẽ tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ROE, điều này trùng với kì vọng của tác giả. Kết quả ƣớc lƣợng cũng trùng với các nghiên cứu của các tác giả nhƣ Alshatti (2015), Saeed và Zahid (2016),… Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, thì tỷ lệ này tăng 1% thì suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng 0,006137%. Điều này cho thấy trong khoảng thời gian 2005 – 2016, các NHTM đã sử dụng nợ một cách hiệu quả, tận dụng tốt nguồn vốn huy động đƣợc để phục vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy CAR có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ROE, điều này ngƣợc với kì vọng của tác giả. Kết quả này trùng với các nghiên cứu của các tác giả nhƣ Akhtar và cộng sự (2011), Isanzu (2017),… Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, CAR tăng 1% thì khả năng sinh lời ROE tăng 0,28%. Điều này có thể hiểu CAR tăng thể hiện rằng ngân hàng có khả năng giảm các thiệt hại khi cho vay, chống đỡ các rủi ro tốt hơn, lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ góp phần tác động làm tăng khả năng sinh lời trong NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)