0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Quản trị dự trữ nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ MÁY KẼM THÁI NGUYÊN (Trang 49 -51 )

- Sự đe doạ của sản phẩm thay thế: Sản phẩm của nhà máy là đặc thù và có

4. Một số nội dung về Quản trị sản xuất 1 Quy định trong sản xuất

4.2.2. Quản trị dự trữ nguyên vật liệu

Xét về mặt chi phí, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Chi phí về vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (đặc biệt là chi phí về nguyên vật liệu chính) thường chiếm hơn 94% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ cần sự biến động rất nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng kéo theo sự biến động của giá thành một cách đáng kể. Mặt khác, chất lượng của các loại vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đó, công tác tổ chức quản lý vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà máy.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên đã và đang tự vươn lên, khẳng định được vai trò và vị trí của mình

trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhà máy tự sản xuất, tự hạch toán kinh doanh từ khâu tính toán, lên kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sẩn phẩm. Như vậy, việc quản lý vật liệu thu mua và sử dụng chúng ở Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên là một trong những

việc trọng tâm của công tác sản xuất nói chung và công tác quản lý giá thành nói riêng.

Tất cả các nguyên vật liệu được thu mua dù cho nguồn nhập nào thì nói chung khi về đến nhà máy đều không được phép hao hụt, mất mát, phải được thanh toán theo số lượng thực tế nhập kho với chất lượng quy cách theo đúng yêu cầu.

Từ những đặc điểm trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu của Nhà máy Kẽm điện phân có những nét riêng biệt và khó khăn. Việc hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất bằng cách quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, không lãng phí là biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó chính là trọng tâm của công tác quản lý nguyên liệu ở nhà máy.

* Phân loại nguyên vật liệu

Căn cứ vào công dụng nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu được chia làm : nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu, nhiên liệu.

- Nguyên vật liệu chính: Quặng kẽm sunfua, bột kẽm oxit

Nguyên liệu xử lý của Nhà máy Kẽm TN có tính quặng sunfua kẽm và bột kẽm axit. Tính quặng sunfua kẽm do Công ty Kim loại màu TN sản xuất và cung cấp. Hiện tại công suất của Nhà máy là 6.800 tấn/năm

Bột kẽm oxit do Xí nghiệp Luyện kim màu II thuộc công ty sản xuất và cung cấp sản lượng hàng năm là 4.000 tấn. Phần bột oxit còn lại mua của xí nghiệp liên doanh với công ty. Số lượng yêu cầu 5.234 tấn bột oxit kẽm hỗn hợp chứa 60.46%Zn.

- Nguyên vật liệu phụ: bột kẽm khai lò điện, bột mangan, axit sunfuaric, sunfat natri, phoi sắt, sunfua đồng, vôi,… được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

- Vật liệu chủ yếu dùng tấm cực âm, tấm cực dương, vải lọc, bi thép và khung tấm ép lọc,… Trong đó, tẩm cực dương được gia công bằng Chì – bạc, tẩm cực âm gia công chế tạo bằng nhôm tấm

- Nhiên liệu: than không khói

Bảng 2.5. Danh mục các nguyên vật liệu đầu vào

STT Danh mục Đơn vị Số lượng Giải pháp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ MÁY KẼM THÁI NGUYÊN (Trang 49 -51 )

×