Một số nội dung về Marketing

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhà máy kẽm Thái Nguyên (Trang 34 - 39)

3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của Nhà máy

Nhà máy Kẽm Điện Phân TN là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Kim Loại Màu Thái Nguyên thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp có những đặc thù riêng đó là chuyên môn hóa về sản xuất sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do Tổng công ty thực hiện, như vậy công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng của doanh nghiệp bị thụ động.

Các sản phẩm do nhà máy sản xuất chủ yếu được xuất khẩu và do Tổng công ty tiếp nhận các đơn đặt hàng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của các sản phẩm là Trung Quốc, Singapore, Malaysia… Đây là những thị trường lớn hơn nữa tính cạnh tranh của nó cũng cao, do đó việc phụ thuộc vào phía công ty mẹ trong việc nghiên cứu thị trường sẽ mang lại cho nhà máy những thuận lợi sau:

- Thứ nhất là tập trung sản xuất sản phẩm.

- Thứ hai là có thể tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh do không có bộ phận Marketing.

- Thứ 3 là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định, tránh được tình trạng

tồn kho lâu dài. Công ty mẹ nhận đơn đặt hàng sau đó lệnh cho Nhà máy xuất kho sản phẩm. Như vậy việc sản xuất và tiêu thụ luôn được tiến hành nhịp nhàng với nhau,sản phẩm sản xuất ra sẽ đc tiêu thụ hết bởi những đơn hàng tin cậy.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc thụ động trong công tác nghiên cứu thị trường sẽ gây bất lợi cho danh nghiệp khi mà không có các đơn đặt hàng sẵn có từ phía công ty mẹ. Lúc đó nhà máy có thể sẽ phải ngừng sản xất nếu không tìm kiếm được thị trường và nguy cơ bị đào thải là rất cao. Cũng có thể doanh nghiệp sẽ tự mình đi tìm kiếm thị trường, nhưng sẽ rất khó với một doanh nghiệp đã quen với những đơn đặt hàng sắn có.

3.2. Vấn đề về cạnh tranh

3.2.1. Đặc điểm chung của nghành khoáng sản Việt Nam

- Nhìn chung, các doanh nghiệp khoáng sản hiện nay có quy mô nhỏ. Nhóm doanh nghiệp khai thác quặng có mức đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận lớn hơn.

- Trong năm 2011, áp lực tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản

- Triển vọng của nghành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đặc biệt là của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay sức đầu tư đang giảm tương đối so với các nghành khác, do đầu tư mới chỉ chú trọng tới mà rộng mà ít quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu xuất khẩu quặng và tinh quặng có giá trị thaapshown nhiều so với kim loại nhập khẩu về.

- Ngoài ra chính sách luật pháp của Việt Nam còn đang trong qá trình hoàn thiện, có thể sẽ tác động đến hoạt động của nghành

3.2.2. Cấu trúc cạnh tranh trong nghành

- Rào cản ra nhập nghành: chi phí đầu tư thăm dò ban đầu khá lớn mà rủi ro lại cao ( rủi ro về trữ lượng, về điều kiện khai thác....) là các rào cản ra nhập nghành.

- Sức ép từ yếu tố đầu vào: áp lực tăng giá đầu vào với nghành là khá lớn - Sức ép từ phía khách hàng

- Cạnh tranh trong nội bộ nghành: đó chủ yếu là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng khai thác một loại khoáng sản là cạnh tranh về giá, cạnh tranh trong việc cấp phép...

Là một doanh nghiệp nhà nước nên doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi về việc xin cấp giấy phép khai thác, về nguồn vốn. So với các công ty tư nhân khác thì đây chính là lợi thế của doanh nghiêp.Song việc phụ thuộc vào công ty mẹ tìm kiếm đơn hàng làm doanh nghiệp sẽ bị thụ động trong hoạt động marketing, trước hết đó là công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn, ngoài việc cạnh tranh với các sản phẩm trong nước thì các sản phẩm nước ngoài là những đối thủ lớn và mạnh. Đó là những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc

Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên được đưa vào vận hành từ đầu năm 2006 dùng công nghệ thuỷ luyện với công suất thiết kế là 10.000 tấn kẽm thỏi/năm. Đây là nhà máy sản xuất kẽm kim loại có đầu tiên ở Việt nam và Đông Dương, sử dụng nguồn quặng đầu vào là tinh quặng kẽm sunfua chứa 50%Zn và bột oxit kẽm chứa 60%Zn, mỗi loại chiếm 50%, tinh quặng kẽm sunfua được thiêu sunfát hóa qua lò thiêu lớp sôi, sản phẩm thiêu được chuyển sang công đoạn hòa tách và làm sạch.

- Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Ngoài Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực ngành sản xuất kẽm còn có các doanh nghiệp bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nhà máy sản xuất kẽm khác trong nước. Tuy nhiên, sản phẩm của nhà máy có chất lượng tốt, giá cả hợp lí nên đối thủ cạnh tranh gây sức ép đối với nhà máy là không lớn. Dù vậy, nhà máy vẫn luôn quan tâm đến đối thủ cạnh tranh của mình.

-Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì nhà máy còn bị đe dọa bởi các doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định ra nhập ngành, là nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp hiện tại trong ngành, đặc biệt nguy hiểm khi đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có công nghệ mới và cã khả năng tài chính mạnh. Vì thế, nhà máy đã thực hiện các chiến lược chống lại đối thủ tiềm ẩn như chiến lược phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến sản phẩm, thực hiện tốt công tác tiêu thụ ...

Nhà máy kẽm Điện Phân TN chỉ làm nhiệm vụ sản xuất, trong khi mọi hoạt động về bán hàng và tiêu thụ là do Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên thực hiện.

Việc hạch toán phụ thuộc Tổng công ty cấp trên nên Nhà máy không tiến hành hoạt động định giá. Mọi sản phẩm sản xuất đều xuất cho nội bộ Tổng công ty. Tổng công ty căn cứ giá thành thực tế của các sản phẩm và lãi dự kiến tính giá bán và xuất nội bộ.

3.3. Môi trường Marketing vĩ mô và vi mô3.3.1. Môi trường vĩ mô 3.3.1. Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế quốc dân

- Các nhân tố chính trị pháp luật:

Các nhân tố chính trị pháp luật tác động đến các doanh nghiệp theo chiều hướng khác nhau. Ở Việt Nam, sự ổn định về chính trị , sự nhất quán về quan điểm chính sách, hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện là cơ sở để nhà máy kinh doanh ổn định. Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu sang nền cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa đối ngoại, mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế...có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh chung của đất nước và cạnh tranh của nhà máy.

- Các yếu tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế tác động tới khả năng cạnh tranh của nhà máy thường là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất...

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong những giai thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu trong xã hội. Hiện nay, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, trong năm 2011 ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản cũng đã ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, nhà máy vẫn nỗ lực hoàn thành kế hoạch mà công ty giao cho.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của nhà máy, bởi vì mọi nhà máy tham gia vào thị trường kinh doanh ít nhiều đều phụ thuộc vào vốn vay của các ngân hàng. Khi lãi suất vốn vay của ngân hàng cao thì chi phí lãi tiền vay càng lớn, làm cho giá thành sản xuất tăng

lên, vì thế lợi thế cạnh tranh của nhà máy sẽ không nhiều. Ngược lại, lãi suất vay của ngân hàng thấp giá thành sản xuất giảm, lợi thế cạnh tranh của nhà máy tăng.

- Các yếu tố khoa học công nghệ:

Tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật quá nhanh cũng là một trở ngại đối với nhà máy. Máy móc phục vụ cho sản xuất đang phát triển và hiện đại hơn điều đó đòi hỏi nhà máy phải theo kịp để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. - Các yếu tố môi trường tự nhiên

Nói đến môi trường tự nhiên là nói đến tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý....Những nhân tố này đã tạo điều kiện thuận lợi góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường cho nhà máy.

* Các yếu tố thuộc môi trường ngành kinh doanh

Trong một ngành sản xuất có nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau có thể thay thế được cho nhau. Những vật giống nhau này là những sản phẩm dịch vụ cùng thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng cơ bản như nhau...Như vậy nhiệm vụ của nhà máy là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa nhà máy.

Theo Michael Porter thì có 5 lực lượng chính trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi lực lượng trong số 5 lực lượng càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cạnh tranh của nhà máy.

- Sức ép từ phía khách hàng:

Khách hàng là người tiêu sản phẩm của nhà máy, họ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Khách hàng là điều kiện cho nhà máy tồn tại và phát triển. Mục tiêu của nhà máy là phải thu hút được càng đông khách hàng càng tốt, vì chính khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho nhà máy.

Khách hàng là lực lượng cạnh tranh tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua sẽ là người đe dọa đối với nhà máy khi họ đòi hỏi nhà máy giảm giá.

Người mua của nhà máy là các doanh nghiệp, các công ty có nhu cầu sử dụng các sản phẩm kẽm, axit sunfuaric,… Khách hàng thường thực hiện quyền lực của mình đối với nhà máy khi:

+ Khách hàng có đủ thông tin về thị trường như nhu cầu giá cả của nhà máy.

+ Khách hàng mua với số lượng lớn hàng hóa.

Mặc dù vậy, do sản phẩm của nhà máy là đặc thù và có chất lượng cao nên khách hàng cũng không gây nhiều sức ép cho nhà máy.

- Sức ép từ phía nhà cung ứng

Các nhà cung ứng là các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị,máy móc,vốn....để phục vụ cho quá trình,sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà cung ứng có thể coi như một áp lực đe dọa cho doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp qua đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp có khả năng giảm xuống, giảm khả năng cạnh tranh. Nguyên vật liệu chủ yếu tạo nên kẽm đó là quặng kẽm sunfua, bột kẽm oxit. Trong đó, quặng kẽm sunfua do Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên sản xuất và cung cấp; bột kẽm oxit do xí nghiệp luyện kim màu II của công ty sản xuất. Tuy nhiên, lượng bột kẽm oxit vẫn chưa đủ để sản xuất nên nhà máy mua của xí nghiệp liên doanh Việt – Thái. Các nguyên vật liệu phụ như bột kẽm khai lò điện, bột mangan, sunfua đồng,…mua ở nước ngoài và một số nguyên vật liệu phụ khác mua ở thị trường trong nước. Do vậy, nhà máy không phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng

- Vấn đề về cạnh tranh (đã nêu ở trên)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhà máy kẽm Thái Nguyên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w