Môi trường vi mô * Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhà máy kẽm Thái Nguyên (Trang 39 - 43)

- Sự đe doạ của sản phẩm thay thế: Sản phẩm của nhà máy là đặc thù và có

3.3.2. Môi trường vi mô * Nguồn nhân lực:

* Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định sản xuất kinh doanh của nhà máy, bao gồm:

- Ban giám đốc nhà máy. - Cán bộ quản lý cấp nhà máy.

- Cán bộ quản lý cấp trung gian, quản đốc, công nhân.

Ban giám đốc nhà máy: Là những quản trị viên cao cấp nhất trong doanh nghiệp (các GĐ, PGĐ), những người phụ trách từng phần công việc, chịu trách nhiệm về từng phần công việc, chịu trách nhiệm về đường lối, chiến lược các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của nhà máy.

Bên cạnh, ban giám đốc nhà máy, cán bộ quản lý ở cấp nhà máy mà có khả năng tổ chức quản lý, có kinh nghiệm, có khả năng ra quyết định đúng đắn, hiểu

rõ về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nhà máy, xây dựng một ê kíp làm việc với ban giám đốc và cấp dưới một cách có hiệu quả ...sẽ tạo cho nhà máy nhiều lợi thế rất lớn.

Lực lượng cuối cùng trong nguồn nhân sự là cán bộ quản lý cấp trung gian, cấp cơ sở, đốc công, họ là những người giúp việc đắc lực cho các cán bộ cấp trên. Nguồn nhân sự của nhà máy đòi hỏi phải thật sự đoàn kết, thực hiện làm việc một cách đồng nhất, mỗi cấp quản lý trong nhà máy luôn sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới, tạo ra những nét độc đáo trong phong cách văn hoá của nhà máy. Lực lượng công nhân là những người tham gia và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trình độ tay nghề của công nhân cao góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, để có được nguồn nhân lực hoạt động hiệu quả, nhà máy luôn quan tâm đến người lao động, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, chăm lo tới sức khoẻ, đời sống của người lao động ,…

Một số chính sách đối với người lao động của nhà máy * Chính sách tiền lương, phụ cấp

Hiện nay, nhà máy áp dụng theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP mức lương tối thiểu là 1.050.000 đồng/tháng cho CB – CNV của nhà máy. Đối với công nhân trực tiếp được trả lương theo sản phẩm, còn với cán bộ quản lý theo hệ số cấp bậc đúng quy định của nhà nước.

Người lao động làm thêm giờ do giám đốc huy động được thanh toán theo Thông tư số 10 ngày 19/4/1995 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp của Bộ lao động thương binh và xã hội, vào ngày thường được trả lương bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ tết được trả lương bằng 200% của tiền lương ngày làm việc bình thường (không vượt quá 200giờ/năm).

Các khoản phụ cấp được áp dụng:

+ Phụ cấp khu vực: Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 205/2004/CP ngày 14/12/2004

+ Phụ cấp trách nhiệm (PCTN): Đối tượng được hưởng, hệ số phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại thông tư số 03/2004 TT – BLĐ - TBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động. Đối tượng được hưởng là các cá nhân, đơn vị trực tiếp sản xuất thường xuyên xa đơn vị từ 9 – 10 km, thường xuyển thay đổi

nơi làm việc, chỗ làm việc mới, có điều kiện sinh hoạt, làm việc khó khăn, thiếu thốn hơn cơ sở sản xuất cũ; Mức phụ cấp bằng 0,2.

Các hệ số trên được tính trên MLTT quy định hiện hành của Công ty.

+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (PCCV) và phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của nhà máy.

*Chính sách khen thưởng và kỷ luật

Nhà máy thành lập ban thi đua khen thưởng và kỉ luật, ban này sẽ tổ chức bình xét hang tháng, quí, năm. Các cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt theo yêu cầu bình xét sẽ được khen thưởng bằng tiền.

*Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Hàng năm nhà máy đều tổ chức cho CB – CNV đi học nhằm nâng cao tay nghề, trình độ quản lý.

* Nguồn tài chính:

Khả năng cạnh tranh, khả năng sản xuất phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của nhà máy.

* Dây chuyền công nghệ:

Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, những công nghệ hiện đại chỉ sau một thời gian nó đã trở thành lạc hậu. Để thực hiện những mục tiêu tăng khả năng cạch tranh của mình thì doanh nghiệp luôn phải đổi mới thay thế công nghệ. Trình độ máy móc và thiết bị sản xuất hiện tại có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng hàng đầu thể hiện năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhận thức được điều này, Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên cải tiến công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiêm môi trường.

Hiện tại Nhà máy sử dụng:

- Công nghệ sản xuất bột Kẽm ô xýt: Công ty có hai dây chuyền sản xuất bột kẽm ô xýt:

+ Dây chuyền công nghệ sản xuất bột ô xýt kẽm 90%ZnO bằng lò Vê-tê- rin:Dây chuyền này đối với thế giới là cũ tuy nhiên sản phẩm đạt chất lượng rất cao đáp ứng yêu cầu của thị trường sản xuất có hiệu quả và giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động nên Công ty vẫn áp dụng với qui mô không lớn (700T/năm)

+ Dây chuyền công nghệ sản xuất bột ô xýt kẽm 90%ZnO bằng lò quay: Từ năm 1992 công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất bột ôxit kẽm bằng công nghệ lò ống quay, với sản lượng 600 ÷ 700 Tấn/năm. Năm 1995 đầu tư thêm lò quay số 2 nâng công suất lên 3500T/năm. Năm 2007 đầu tư thêm lò quay số 3, cải tạo nâng cấp lò quay số 1 và 2 nâng công suất lên 7000T/năm. chất lượng sản phẩm bình quân đạt 75 ÷ 80% ZnO, thực thu kim loại đạt 82%.

Đây là công nghệ hoả luyện làm giàu quặng kẽm ô xít bằng lò quay, là công nghệ mới, ổn định và có năng suất cao, sản lượng lớn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa ,chi phí sản xuất thấp và chỉ tiêu KTKT cao(có thể sử dụng loại quặng hàm lượng kẽm thấp(≤15% Zn, hiệu suất thu hồi kim loại cao, kim loại kẽm trong xỉ thải thấp, tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao vật chất thấp) , bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp và ô nhiễm môi trường

Sản phẩm của dây chuyền có chất lượng trung bình phù hợp làm nguyên liệu cho nhà máy kẽm điện phân và phục vụ một số ngành công nghiệp yêu cầu chất lượng bột kẽm không cao lắm. Năm 2010 Công ty thưch hiện Dự án SXTN “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử bột ô xít kẽm có hàm lượng trên 90% ZnO bằng lò quay ”thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” thực hiện Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.Dự án hoàn thành đi vào sản xuất sẽ khắc phụ được vấn đề chất lượng bột ZnO sản phẩm của lò quay, công nghệ hiện tại Công ty đang áp dụng.

- Công nghệ sản xuất kẽm kim loại:

Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên được đưa vào vận hành từ đầu năm 2006 dùng công nghệ thuỷ luyện với công suất thiết kế là 10.000 tấn kẽm thỏi /năm. Đây là nhà máy sản xuất kẽm kim loại có đầu tiên ở Việt nam và Đông Dương, sử dụng nguồn quặng đầu vào là tinh quặng kẽm sunfua chứa 50%Zn và bột oxit kẽm chứa 60%Zn, mỗi loại chiếm 50%, tinh quặng kẽm sunfua được thiêu sunfát hóa qua lò thiêu lớp sôi, sản phẩm thiêu được chuyển sang công đoạn hòa tách và làm sạch. Bột oxit kẽm 60%Zn được thiêu khử Cl, F qua lò nhiều tầng, sản phẩm thiêu khử chuyển sang hòa tách và làm sạch. Dung dịch sau làm sạch của 2 loại trên được đưa đến khâu điện phân sản phẩm là kẽm lá sau đó đúc thành kẽm thỏi 99,99%Zn . Khí lò thiêu lớp sôi được đua đi sản xuất axit 98%H2SO4. Khí thải sau khi sản xuất axit đạt tiêu chuẩn Việt NamQCVN19:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Nước thải sản xuất (chủ yếu lànước thải công nghệ, nước dư khi rửa kẽm điện phân và do nước sạch rò rỉ ra ước khoảng 500m3/ngày, dùng nước vôi

trung hoà xử lý các ion kim loại nặng trong nước thải axit. Có trạm xử lý nước thải riêng cho tới khi đạt chất lượng tái sử dụng hay thải ra ngoài.

Bã sắt sinh ra trong khâu hòa tách cát bụi thiêu lò lớp sôi được rửa sạch đem chất đống ở bãi thải bã, sắp tới công nghệ thủy luyện toàn phần sẽ được thay đổi thành công nghệ bán thủy luyện thì bã sắt sinh ra có chứa kẽm khoảng 15% sẽ được quay vòng lại xử lý bằng lò quay.

Bã sinh ra trong quá trình hòa tách bột oxit kẽm lò nhiều tầng được xử lý thành tinh quặng chì 18% cung cấp cho Nhà máy luyện chì. Bã sinh ra trong quá trình làm sạch đem xử lý thu hồi Cadimi và bã đồng.

Năm 2011 Công ty đang thực hiện dự án :”Cải tạo nâng cao chất lượng nhà máy kẽm điện phân”.Nội dung chủ yếu của dự án lả tiến công nghệ từ thủy luyện toàn phần sang bán thủy luyện. Đầu tư thêm thiết bị nâng công suất lên 15.000T/năm với nguyên liệu đầu vào là 25.000T/năm tinh quặng sun fua 50% Zn và 7000T/năm bột kẽm ô xýt 60% Zn.Đầu tư thêm hệ thống lò quay xử lý bã, Hệ thống khử SO2 trong khí thải bằng Dung dịch NH3 sản xuất phân đạm giải quyết triệt để vấn đề môi trường đảm bảo công ty phát triển sản xuất bền vững thân thiện với môi trường.

* Hoạt động Marketing

Hiện tại khâu marketing của công ty còn rất yếu, nhà máy chỉ mới quảng bá hình ảnh của mình gián tiếp qua chất lượng sản phẩm, chưa thành lập phòng marketing bới hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc công ty mẹ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhà máy kẽm Thái Nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w