6. Cấu trúc của đề tài
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Để điều tra thực trạng về năng lực giao tiếp của HSTH, chúng tôi đã tiến hành bằng cách trò chuyện hoặc gửi phiếu thăm dò, lấy ý kiến của giáo viên về nội dung, cách thức dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Từ kết quả điều tra, đề tài đề xuất các ý tưởng xây dựng hệ thống bài tập để tổ chức luyện giao tiếp cho HSTH để hình thành kĩ năng nói lời giao tiếp có văn hoá cho các em.
Nhằm kiểm tra đánh giá về việc ứng dụng, vận dụng các phương pháp dạy học, các kiểu bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực giao tiếp mà đề tài đưa vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể trong phân môn Luyện từ và câu.
Để thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế bài soạn cho một số bài học trong môn Tiếng Việt lớp 4 theo định hướng đã trình bày trong đề tài, sau đó hướng dẫn giáo viên tiểu học thực hiện các bài dạy này trên lớp thực nghiệm. Với các lớp đối chứng, những bài học này được thực hiện theo nội dung và cách thức thông thường. Sau mỗi khi thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Việc đánh giá được thực hiện theo hình thức cho điểm toàn bài theo thang điểm 10 của khối lớp 4. Nếu kết quả làm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng, thì các ý tưởng được đề xuất và phân tích trong đề tài có thể được tích hợp trong quá trình dạy học các phân môn cụ thể của môn Tiếng Việt.
Dưới đây, đề tài xin giới thiệu hai bài soạn thực nghiệm dạy học và hai phiếu bài tập đánh giá sau thực nghiệm dạy học.
Giáo án thực nghiệm phân môn Luyện từ và câu
Bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi(Tuần 15)
I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- HS trình bày được thế nào là lời nói lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
2. Về kĩ năng
- HS bước đầu biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
- Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp.
- Biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
3. Về thái độ
- HS có thái độ lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
II. Đồ dùng học tập 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- 2 tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung yêu cần bài 1, 2 - 2 tờ giấy khổ to ghi sẵn bảng trả lời bài 1 phần 3 - 1 tờ giấy viết sẵn kết quả bài tập 3
2. Học sinh
- Sách giáo khoa - Sách bài tập
III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức (1’)
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. Từ đó, GV dẫn vào bài mới.
- GV cho HS tự đặt 1 câu hỏi vào vở nháp - GV tổ chức cho HS trình bày
- GV viết lên bảng 1 câu mà HS đã đặt được. - Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: Từ ví dụ của HS, GV dẫn vào bài: Như vậy chúng ta đã biết
cách lịch sự thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Giữ phép
lịch sự khi đặt câu hỏi. 4. Bài mới
Nhận xét Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS đọc khổ thơ trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Y/c HS đọc thầm lại khổ thơ để trả lời lần lượt các câu hỏi theo nhóm đôi. + Trong khổ thơ sau có câu nào dùng để hỏi?
+ Từ ngữ nào trong câu hỏi đó thể hiện thái độ lễ phép? - HS các nhóm báo cáo kết quả.
+ Trong khổ thơ cau dùng để hỏi là: Mẹ ơi, con tuổi gì? + Từ ngữ trong câu hỏi đó thể hiện thái đôj lễ phép là: Mẹ ơi GV chốt đáp án.
+ Như thế nào là lịch sự khi hỏi? (Là thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi)
- HS nhận xét bổ sung.
- GV cho HS báo cáo và chốt lại kết quả thảo luận.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV gắn nội dung đã chuẩn bị
- HS làm vào vở - 2 HS lên bảng làm (1 bạn làm ý a; 1 bạn làm ý b)
- HS tiếp nối đọc câu hỏi của mình. Cả lớp và GV nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa? - Gọi HS nhận xét bài 2 bạn làm trên bảng. Các bạn đọc câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét.
- HS sửa câu hỏi đã viết trong vở. VD:
a) Với cô giáo (thầy giáo) + Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ? + Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ? + Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ? + Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ?
...
b) Với bạn em + Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? + Bạn có thích trò chơi điện tử không?
+ Bạn có thích thả diều không?
+ Bạn thích xem phim hơn hay nghe ca nhạc hơn? ...
+ Muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Em cần đặt câu hỏi như thế nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt: Muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Chúng ta cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu - nhận xét
+ Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? (Các câu hỏi tránh ý tò mò, làm phiền lòng người khác)
+ Qua bài tập 1, 2, 3 chúng ta cần lưu ý điều gì khi đặt câu hỏi? - Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đó cũng chính là phần ghi nhớ ngày hôm nay. - GV dán phần ghi nhớ lên bảng.
- 2, 3 HS nhắc lại
Ghi nhớ
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi. 2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
5. Luyện tập (16 phút)
Bài 1:
Mục tiêu: HS phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp.
vật trong mỗi đoạn đối thoại - HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc nối tiếp ý a, b - Cả lớp đọc thầm đoạn a, b
- HS làm vào vở - GV phát 4 phiếu cho 4 HS làm. - HS làm vào phiếu gắn lên bảng - nhận xét
- Đoạn a:
+ Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy trò + Thầy Rơ-Nê hỏi Lu-i rất ân cần trìu mến => Chứng tỏ thầy rất yêu trò
=> Lu-i Pa - xtơ trả lời thầy rất lễ phép => cho thấy cậu là 1 đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
- Đoạn b:
+ Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt.
+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hống hách, xấc xược hắn gọi cậu là thằng nhóc, mày. + Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
Bài 2:
Mục tiêu: Biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm
với đối tượng giao tiếp. - 1 HS đọc yêu cầu
- HS 1 đọc 3 câu hỏi của các bạn nhỏ đặt ra cho nhau nghe + Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?
+ Hay cụ đánh mất cái gì?
- HS 2 đọc câu hỏi các bạn hỏi cụ già:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? - GV hỏi:
+ Em thấy câu các bạn hỏi cụ già có thích hợp hơn 3 câu các bạn tự hỏi nhau không? - HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt: Câu các bạn hỏi cụ già có thích hợp hơn 3 câu các bạn tự hỏi nhau vì có từ “thưa cụ” thể hiện thái độ tế nhị thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ già của các bạn. Còn các câu các bạn tự hỏi nhau là hỏi tò mò, nghi ngờ không thích hợp.
6. Củng cố (4’)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức mà HS được học.
- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm bốn trong một tình huống để HS đưa ra câu hỏi phù hợp.
- HS thảo luận phân vai, chuẩn bị đóng vai
+ Bốn thành viên trong gia đình gồm: bố, mẹ, anh và em.
+ Lần lượt từng người đưa ra câu hỏi bất kì và người bị hỏi sẽ phải trả lời câu hỏi đó.
- GV sẽ yêu cầu một số nhóm thực hiện đóng vai. - GV yêu cầu HS nhận xét nhóm bạn, bổ sung, góp ý.
- Sau khi HS thực hiện đóng vai, GV tổ chức cho HS nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự như thế nào?
7. Dặn dò (1’)
PHIẾU BÀI TẬP
(Dùng sau khi học xong bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - Tuần 15) Họ và tên: ……… Lớp 4……….
Bài tập 1: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
a. Cho mượn cái bút!
b. Lan ơi, cho tới mượn cái bút!
c. Lan ơi, cậu có thể cho tới mượn cái bút được không?
Bài tập 2: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?
a. Mấy giờ rồi?
b. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?
c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi! d. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
Bài tập 3: Đến cửa hàng sách, em muốn cô bán hàng cho em xem một quyển
sách. Em sẽ nói như thế nào với cô bán hàng? Giọng điệu và cử chỉ của em như thế nào?
Bài tập 4: Cô giao bài tập toán về nhà mà bài toán đấy khó quá em chưa biết
cách làm trong khi đó bạn cùng bàn em đã làm xong rồi. Em sẽ nói thế nào? A. Cho tớ mượn vở cậu một lát để tớ xem cách cậu giải nhé!
B. Làm xong rồi thì cho tớ chép với!
C. Cậu có thể giải thích giúp tớ bài tập này không? Bài toán này khó quá.
Bài tập 5: Trời mưa to mà em lại không mang ô, trong khi bạn cùng bàn em có
mang ô đi học. Em sẽ chọn lời nói nào để nói với bạn? A. Đi nhờ với nhé, quên ô ở nhà rồi!
B. Cậu có thể cho tớ đi nhờ ô về được không? Tớ quên mất ô ở nhà rồi! C. Cậu phải cho tớ đi cùng vì tớ không mang ô!
Bài tập 6: Trò chơi: Em tập làm phóng viên.
Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn bạn bên cạnh về môn học yêu thích nhất.
Gợi ý:
- Lời chào! Tự giới thiệu về bản thân. - Đặt các câu hỏi theo những ý chính: + Môn học yêu thích
+ Lý do yêu thích
+ Cách để học tốt môn học đó - Lời cảm ơn.
ĐÁP ÁN PHIẾU BÀI TẬP
(Dùng sau khi học xong bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - Tuần 15)
Bài tập 1: (1 đ)
c. Lan ơi, cậu có thể cho tới mượn cái bút được không?
Bài tập 2: (1 đ)
b. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?
Bài tập 3: (2 đ)
Cô ơi, cháu muốn xem quyển sách bài tập Tiếng Việt lớp 4, cô có không ạ? (1 đ) Giọng điệu và cử chỉ của em lịch sự, lễ phép. (1 đ)
Bài tập 4: (1 đ)
C. Cậu có thể giải thích giúp tớ bài tập này không? Bài toán này khó quá.
Bài tập 5: (1 đ)
B. Cậu có thể cho tớ đi nhờ ô về được không? Tớ quên mất ô ở nhà rồi!
Bài tập 6: (4 đ)
- Lời chào! Tự giới thiệu về bản thân. (1 đ) - Đặt các câu hỏi theo những ý chính: + Môn học yêu thích (0,5 đ)
+ Lý do yêu thích (1 đ)
+ Cách để học tốt môn học đó (1 đ) - Lời cảm ơn. (0,5 đ)
Giáo án thực nghiệm phân môn Luyện từ và câu
Bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị (Tuần 29)
I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- HS trình bày được thế nào là lời nói yêu cầu, đề nghị lịch sự
2. Về kĩ năng
- HS bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
- HS phân biệt được lời yêu cầu, lịch sự không giữ được phép lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
- HS bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước
3. Về thái độ
- HS có thái độ lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- Bài giảng trình chiếu powerpoint - Phiếu bài tập
2. Học sinh
- Sách giáo khoa - Sách bài tập
III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức (1’)
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. Từ đó, GV dẫn vào bài mới.
- GV cho HS tự đặt 1 câu khiến vào vở nháp - GV tổ chức cho HS trình bày
- GV viết lên bảng 1 câu mà HS đã đặt được. - yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: Từ ví dụ của HS, GV dẫn vào bài: Như vậy chúng ta đã biết
cách đặt câu khiến. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta có thể đặt câu khiến một cách lịch sự thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
4. Bài mới Nhận xét
- GV cho HS đọc mẩu chuyện trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn.
- Y/c HS đọc thầm lại đoạn văn để trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4 theo nhóm bốn. + Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
+ Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. + Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.
- HS các nhóm báo cáo kết quả.
+ Hùng nói với bác Hai (Y/c bất lịch sự với bác Hai). + Y/c bất lịch sự.
+ Y/c lịch sự. GV chốt đáp án.
+ Như thế nào là lịch sự khi y/c đề nghị? (Là phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp)
- HS nhận xét bổ sung.
- GV cho HS báo cáo và chốt lại kết quả thảo luận.
5. Luyện tập (16 phút)
Bài 1:
Mục tiêu: HS xác định được khi muốn mượn đồ của người khác thì cần dùng
lời nói lịch sự.
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp, chọn đáp án vào SGK (2 HS ngồi cùng bàn đọc và trao đổi).
- Gọi HS phát biểu. HS khác nhận xét. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng
+ Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
- 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe.
Bài 2:
Mục tiêu: Biết lịch sự khi hỏi giờ hay nêu yêu cầu đề nghi với người lớn tuổi.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.