6. Cấu trúc của đề tài
2.2.5. Bài tập phát triển năng lực chiến lược
Năng lực chiến lược thể hiện khả năng đàm phán về mặt ngữ nghĩa, khả năng sử dụng các chiến lược giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nhận diện và giải quyết những đụng độ giao tiếp, để lấp đầy những khoảng trống tri thức về ngôn ngữ trong cảnh huống.
Dữ kiện của bài tập gồm ngữ cảnh, mục đích, quan hệ vai giao tiếp và nhiều lời nói với nội dung giao tiếp như nhau nhưng khác nhau về ngữ cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp và vai giao tiếp.
Lệnh của bài tập là lựa chọn lời nói nào phù hợp với mục đích giao tiếp (hoặc ngữ cảnh/vai giao tiếp). HS cần nhận biết để lựa chọn đúng phương án hợp lý nhất. Tùy theo mối quan hệ của các lời nói đã cho mà chúng ta xây dựng các dạng bài tập khác nhau. Tuy nhiên, GV vẫn nên sắp xếp các câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp bằng cách tạo ra các tình huống khác nhau để HS được làm quen dần với dạng bài tập này sau đó mới đến các bài tập nâng cao, qua đó rèn kĩ năng hội thoại cho HS.
Bài tập 1: Trời mưa to mà em lại không mang ô, trong khi bạn cùng bàn em có
mang ô đi học. Em sẽ chọn lời nói nào để nói với bạn? A. Đi nhờ với nhé, quên ô ở nhà rồi!
B. Cậu có thể cho tớ đi nhờ ô về được không? Tớ quên mất ô ở nhà rồi! C. Cậu phải cho tớ đi cùng vì tớ không mang ô!
Bài tập 2: Để thể hiện sự quan tâm, an ủi bạn khi bạn em bị ngã xe, em chọn
lời nói nào sau đây?
A. Lan ơi! Cậu có làm sao không?
B. Thôi không sao! Xe cũng không hỏng nặng mà.
C. Thấy chưa? Tớ đã bảo cậu đi cẩn thận mà cậu không nghe.
Bài tập 3: So sánh các câu trong từng cặp dưới đây về tính lịch sự, em sẽ lựa
chọn những câu nói nào?
(1) A. Lan ơi, cho tớ đi qua với nhé! B. Cho đi nhờ một cái xem nào! (2) A. Đừng có mà nói như thế!
B. Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
(3) A. Cậu mặc cái áo này hơi chật một tí đúng không?
B. Cậu mua cái áo gì mà chật thế? Nhìn sát vào người xấu lắm! (4) A. Cậu nói nhỏ giúp tớ được không? Tớ đang làm bài tập!
B. Người đâu mà vô duyên thế! Không thấy người ta đang làm bài tập à?
Bài tập 5: Bà em lên chơi mang rất nhiều quà cho em. Em sẽ nói thế nào với bà:
A. Bà ơi! Bà có mệt không ạ? Cháu rót nước cho bà nhé. B. Bà ngồi chơi cho mát cháu chơi nốt ván điện tử đã ạ! C. Bà mang nhiều quà thế!
Bài tập 6: Trong tiết học vẽ đầu tiên ở câu lạc bộ, em quên mang bút chì đi.
Em sẽ nói thế nào khi biết bạn bên cạnh mình có hai bút, sau đó giải thích cách lựa chọn của em:
A. Mượn cái bút nào!
B. Tớ quên bút ở nhà rồi! Cậu cho tớ mượn nhé! Tớ cảm ơn cậu nhiều! C. Cô sắp vào lớp rồi! Đưa tớ cái bút nhanh lên!
Bài tập 7: Cô giao bài tập toán về nhà mà bài toán đấy khó quá em chưa biết
cách làm trong khi đó bạn cùng bàn em đã làm xong rồi. Em sẽ nói thế nào? A. Cho tớ mượn vở cậu một lát để tớ xem cách cậu giải nhé!
B. Làm xong rồi thì cho tớ chép với!
C. Cậu có thể giải thích giúp tớ bài tập này không? Bài toán này khó quá.
Bài tập 8: Em sẽ lựa chọn cách nói nào sau đây khi em đi học nhóm muộn,
mọi người đều phải chờ em:
A. Xin lỗi mọi người! Tớ hôm nay bị hỏng xe nên đến muộn. B. Xe bị hỏng nên đến muộn!