Bài tập phát triển năng lực ngữ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 56 - 63)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Bài tập phát triển năng lực ngữ pháp

Năng lực ngữ pháp là khả năng sử dụng kiến thức ngữ pháp về các quy tắc cấu tạo từ và biến đổi từ, các quy tắc kết hợp từ thành cụm từ và câu, các quy tắc cấu tạo của các câu, các đoạn văn và các văn bản. Bao gồm các khái niệm danh từ, động từ, tính từ; các kiểu câu đơn và thành phần của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ); các kiểu câu phục vụ những mục đích nói chuyên biệt: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến,…

Hệ thống bài tập phát triển năng lực ngữ pháp có vai trò rất quan trọng đối với HS lớp 4 trong việc học tập môn Tiếng Việt. Qua hệ thống bài tập phát triển năng lực ngữ pháp, HS được nắm chắc các kiến thức cơ bản của ngữ pháp

tiếng Việt. Bên cạnh đó HS còn được củng cố khả năng sử dụng các kiến thức ngữ pháp mà các em đã được học bằng việc giải quyết các bài tập theo các hình thức và mức độ khác nhau.

HS dân tộc Tày đa phần sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoàn cảnh thụ hưởng sự giáo dục khác với trẻ em vùng đồng bằng, thành phố, đã tạo cho các em một số đặc điểm riêng về cảm giác, tri giác. Trong dạy học tiếng Việt, thực hành tức là tiến hành các hoạt động nói, nghe, đọc, viết, là phát triển lời nói cá nhân.

* Bài tập về chữ viết - chính tả

Các kiến thức liên quan đến chữ viết, chính tả gồm cấu tạo tiếng và quy tắc chính tả. Tiếng gồm 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh. Khi làm bài, học sinh cần lưu ý để không bị nhầm lẫn bởi hình thức chữ viết. Ví dụ: hai tiếng

hoa/quả có vần giống nhau nhưng lại được viết khác nhau, hai tiếng cua/qua có vần khác nhau lại được viết giống nhau. Quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài - viết hoa mỗi chữ cái đầu bộ phận tạo thành tên và gạch giữa các tiếng trong mỗi bộ phận. Về kiểu loại bài tập này, chúng tôi xin được thiết kế các bài tập như sau:

Bài tập 1: Tìm và viết lại cho đúng các tên địa lý có trong đoạn văn sau:

Di tích lịch sử chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950

Di tích thuộc huyện thạch an, tỉnh cao bằng. Khu di tích lịch sử Đông Khê gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng đông khê, trận đánh mở đầu cho Chiến dịch Biên giới 1950 toàn thắng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 2017, các điểm di tích lịch sử Chiến thắng Biên giới 1950 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Bài tập 2: Hãy viết lại tên người, tên địa lý sau cho đúng:

A. dương tự minh C. hà giang

* Bài tập về cấu tạo từ

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, từ chia theo cấu tạo có thể tóm tắt trong bảng sau:

Kiểu cấu tạo Đặc điểm Ví dụ

Từ đơn Từ chỉ có một tiếng cha, mẹ, học, chơi, đẹp…

Từ phức

Từ ghép Từ gồm nhiều tiếng có nghĩa cha mẹ, học tập, xanh biếc…

Từ láy Từ gồm nhiều tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần hoặc cả tiếng) giống nhau

long lanh, khéo léo, đo đỏ, xinh xinh…

Các bài tập về cấu tạo từ rèn luyện năng lực ngữ pháp cho HS lớp 4 được xây dựng với các kiểu như sau:

Bài tập 3: Trong những từ sau đây, từ nào không cùng kiểu cấu tạo với các từ

còn lại?

A. sáng sủa B. sáng suốt C. sáng sớm D. sang sáng

Bài tập 4: Câu sau có mấy từ phức? Nhiều năm liền, Seo Lỉ là học sinh tiên tiến.

A. 5 từ B. 4 từ C. 3 từ D. 2 từ

Bài tập 5: Xếp các từ láy sau vào nhóm thích hợp: dịu dàng, mịn màng, thấp thoáng, dập dờn, đung đưa, lao xao, long lanh, ngân nga, thánh thót, ôn tồn, hân hoan.

a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần

* Bài tập về Từ loại

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ bắt đầu được hình thành cho HS một cách chính thức, trên cơ sở những hiểu biết về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ tính chất ở các lớp 2 và 3. Danh từ là từ chỉ sự vật như người, vật, hiện tượng… Danh từ được chia thành danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…

Bài tập 6: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm

trong bảng:

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn. (Thép Mới)

Danh từ riêng Danh từ chung

……… ………

………. ………

Bài tập 7: Tìm các danh từ, động từ và tính từ có trong đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

……… ……… ………

Bài tập 8: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh thẫm, tròn xoe, mềm nhũn, vàng hoe, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà, tươi tốt, rậm rạp, đỏ ối, sâu hoắm, vắng tanh, trắng ngần, nhỏ nhắn.

A Tính từ chỉ màu sắc B Tính từ chỉ hình dáng C Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

* Bài tập về Các kiểu câu

Bài tập 9: Câu hỏi “Mẹ ơi cho con ăn bánh trứng kiến được không?” được dùng để làm gì?

A. Dùng để khẳng định, phủ định. B. Dùng để khen chê.

C. Dùng để yêu cầu, mong muốn. D. Dùng để hỏi điều chưa biết.

Bài tập 10: Xác định câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau:

Động Ngườm Ngao là kết quả của sự phong hoá lâu đời của đá vôi (1). Tạo hoá đã sắp xếp một cách tài tình khiến cho du khách ngỡ ngàng, mê đắm như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh (2). Nhũ đá trong hang muôn hình vạn trạng (3). Mỗi vòm hang là một thế giới kì ảo (4). Thiên nhiên đã miệt mài hàng triệu triệu năm để tạo nên những tác phẩm bằng đá tuyệt đẹp và quyến rũ (5).

A. 1 - 3. B. 1 - 4. C. 2 - 3 D. 4 - 5

Bài tập 11: Xác định câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to (1). Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt (2). Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá (3). Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản (4).

A. 1 - 3 - 5 B. 2 - 3 - 4 C. 1 - 2 - 4 D. 1 - 2 - 3

Bài tập 12: Câu “Trà Lĩnh còn nổi tiếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu...” thuộc kiểu câu gì?

A. Ai là gì? B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Bài tập 13: Điền từ nào dưới đây vào chỗ trống trong câu: “…chạy lung tung

con nhé!” để hoàn chỉnh câu khiến thể hiện yêu cầu của mẹ với con? A. Hãy B. Đừng C. Nên D. Phải

Bài tập 14: Dòng nhận định nào dưới đây đúng với cấu tạo của câu cảm?

A. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật B. Cuối câu cảm thường có dấu chấm than

C. Cả A và B

Bài tập 15: Câu hỏi nào dưới đây dùng để khẳng định?

B. Sao em hư thế? C. Em bé yêu thế nhỉ?

D. Món này cũng ngon đấy chứ?

* Bài tập về Các thành phần câu

Bài tập 16: Chủ ngữ trong câu “Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó” là:

A. Bước sang năm 1943 B. Bọn địch

C. Pắc Bó D. Bọn địch khủng bố, đánh phá

Bài tập 17: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

A. Kim Đồng là người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng)

B. Nếu có dịp đến với với miền núi cao nơi đây vào khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, bạn đừng quên một lần thưởng thức món bánh trứng kiến kỳ lạ mà rất thú vị này.

C. Hát then - Đàn tính là một di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.

Bài tập 18: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai vạch dưới vị ngữ của các câu sau:

A. Người Tày sống tập trung thành từng làng, bản.

B. Bốn bức tường bao quanh nhà thường được xây có độ dày khoảng 40 cm. C. Thợ xây siêu thị Cao Bằng là những người có tay nghề cao.

D. Các cửa sổ, cửa gió rất kiên cố, phù hợp với điều kiện sống của đồng bào.

Bài tập 19: Thêm chủ ngữ thích hợp để được câu kể Ai là gì?

A. …là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, nằm ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn.

B. … là món ăn có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm bùi của trám rừng.

Bài tập 20: Gạch dưới trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

A. Khi màn đêm buông xuống, đàn trâu lững thững về chuồng. B. Mùa đông, chim én thường bay về phương Nam tránh rét.

C. Mỗi khi đón mùa xuân trên khu đồi này, tôi thường nhớ tới bác Cóc già ở gốc cây chuối đầu nhà.

D. Sáng sớm, biển Sầm Sơn bao giờ cũng mát.

Bài tập 21: Trạng ngữ trong câu dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

“Ở cửa hang, một lão cua đang giơ càng ra định kéo chiếc lá vào làm chỗ cho lũ con bò lên chơi”.

A. Vì sao? B. Khi nào? C. Ở đâu? D. Bằng gì?

* Bài tập về Dấu câu

Bài tập 22: Em hãy đặt dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong mỗi câu sau:

a) Ở sân bóng lớp Hùng đang thi đấu với lớp Nam. b) Ngoài trời những hạt mưa tí tách rơi.

c) Trên những cánh đồng mênh mông bọn trẻ đang thả diều và chăn trâu.

Bài tập 23: Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống trong đoạn văn dưới đây:

Trong suốt thời gian vừa qua thành phố Cao Bằng đã huy động mọi nguồn lực để triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến phố Kim Đồng thành tuyến phố đi bộ vào mỗi dịp cuối tuần Đây là tuyến phố đi bộ kết hợp với dịch vụ thương mại có chiều dài 644 m từ nút giao nhau giữa tuyến phố Kim Đồng và tuyến phố Hoàng Đình Giong đến ngã ba giáp ranh Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Bài tập 24: Dấu gạch ngang trong câu: Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 146km - một cao nguyên đá trùng điệp, vô tận - được coi là “nóc nhà của Việt Nam” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu phần chú thích B. Đánh dấu lời đối thoại C. Đánh dấu sự liệt kê

Bài tập 25: Dấu hai chấm có tác dụng gì trong câu:

Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói: - Ông già này là con người quý giá lắm đấy.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ

phận đứng trước nó. C. Cả hai ý trên

Bài tập 26: Em chọn dấu chấm, chấm hỏi hay chấn than để điền vào ô trống?

Mặt Tía đỏ lựng. Anh đang chăm chú, đăm chiêu gì, chẳng để ý đến ai Tôi vào tận nơi mà cơ chừng anh cũng chẳng biết Tía dữ dội quá chăng Tôi sợ. Tôi đứng chưa cao hơn ống chân anh

(Ghi chép một ngày - TÔ HOÀI)

Bài tập 27: Trong đoạn văn dưới đây, người viết chỉ sử dụng dấu chấm. Em

hãy sửa lại các dấu câu cho phù hợp.

“Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ. xe lam. Xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành. Cầu Muối.… đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)