6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Vận dụng bài tập trong đánh giá định kì
Một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với chương trình học của phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng đó chính là đánh giá theo định kì của từng môn học. Đây không chỉ là kiểm tra để ghi điểm mà còn là cách thức để đánh giá năng lực học tập của HS trong suốt một quá trình học tập và rèn luyện môn học. Việc đánh giá vì vậy cần thực chất và thực sự thiết thực.
Với tất cả các môn học nói chung công tác này đều quan trọng và với môn Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu nói riêng việc thực hiện đánh giá định kì lại vô cùng quan trọng và phức tạp. Nếu như trước đây, với những bài
kiểm tra định kì chỉ là những bài viết, chủ yếu là điền từ, ghép câu thì bây giờ với những yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp thì học sinh phải vận dụng được vào thực hành để từ nhận biết, hiểu sâu đến nhận xét, thực hành ứng xử; yêu cầu học sinh vận dụng tất cả những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống trong đời sống thường ngày. Khi xây dựng đề kiểm tra định kỳ về năng lực giao tiếp của học sinh theo cách này, giáo viên cần vận dụng theo hệ thống phát triển năng lực như đã xây dựng ở phần trên, hệ thống bài tập có thể hướng vào nhiều nội dung kiến thức khác nhau, kết hợp với những kiến thức tích hợp hoặc liên môn để có thể giúp người học tiếp nhận nội dung bài học một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
Tuy nhiên cần chú ý, hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho HS, việc phân tích các đơn vị ngôn ngữ không chỉ là mục đích tự thân mà phải hướng đến mục đích cao hơn là chỉ ra chức năng của chúng, cách tạo lập chúng để giúp HS vận dụng vào hoạt động sản sinh lời nói dễ dàng hơn, thường trực hơn, rút ngắn khoảng cách giữa ngữ pháp nhà trường và ngữ pháp đời sống.
Phải coi trọng việc tổ chức thực hành giao tiếp cho HS, coi thực hành giao tiếp là hoạt động chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu. Thông qua thực hành HS tự rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ, câu; thông qua thực hành HS tự rút ra các tri thức lý thuyết cần thiết để ý thức hoá quá trình sử dụng từ, câu của mình.
Muốn tổ chức tốt việc thực hành giao tiếp cho HS, phải chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu. Tất cả các nội dung dạy học về từ và câu đều phải được thiết kế thành hệ thống bài tập, là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện trong quá trình học tập. Khi tổ chức luyện từ cho HS, ngoài các bài tập hiểu nghĩa từ ngữ, mở rộng vốn từ ngữ, phải coi trọng kiểu bài tập hướng dẫn HS sử dụng từ. Khi tổ chức luyện câu cho HS, ngoài các bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập câu đúng ngữ pháp cần phải chú trọng các bài tập tình huống lời nói, tạo ra các tình huống giả định kích thích hứng thú giao tiếp của HS, rèn luyện kỹ năng sử dụng câu phù hợp văn cảnh, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Đánh giá định kì trong một năm học đối với phân môn Luyện từ và câu chiếm khá nhiều thời lượng trong phân phối chương trình chuẩn, không chỉ trong chương trình học trên lớp mà hiện nay cũng được áp dụng trong những kì thi quan trọng, chính vì thế việc cho học sinh làm quen và áp dụng nhiều lần còn giúp học sinh nhuần nhuyễn hơn trong làm bài tập, thực hiện bài kiểm tra, vận dụng kiến thức đó vào phát triển năng lực giao tiếp.
Đánh giá định kỳ vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối học kỳ II.
Tiểu kết chương 2
Thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho HS lớp 4 dân tộc Tày là một trong những cách đưa HS vào hoạt động ngôn ngữ, là cơ hội để các em HS dân tộc (vốn có tâm lý nhút nhát, ngại giao tiếp,....) được trải nghiệm giao tiếp với những từ ngữ có lớp vỏ âm thanh hoàn toàn khác biệt nhưng lại biểu đạt một cách trọn vẹn cùng một tư tưởng, một nét phác thảo nào đó về cuộc sống. Tính lôgíc trong phát triển năng lực giao tiếp thông qua qua hệ thống bài tập được thể hiện ở việc xây dựng mô hình năng lực và việc cụ thể hóa bằng hệ thống bài tập mang tính ứng dụng. Hệ thống bài tập được xây dựng dựa trên các định hướng như: Bảo đảm mục tiêu môn học, hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh; Rèn luyện năng lực giao tiếp theo các nhóm kĩ năng từ thấp đến cao; Đảm bảo tính vừa sức, tích cực hoá hoạt động của HS và kết hợp rèn luyện năng lực giao tiếp với việc học văn hóa ứng xử ngôn ngữ.
Hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc Tày bao gồm 3 nhóm: bài tập hiểu nghĩa từ, bài tập hệ thống hoá vốn từ, bài tập tích cực hoá vốn từ. Trong từng nhóm bài tập sẽ phân ra nhiều tiểu nhóm bài tập và dạng bài tập để khai thác tối đa lợi ích của các kiểu bài tập đó. Thông qua hệ thống bài tập, các tri thức ngôn ngữ được cụ thể hoá, cùng với đó là các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được rèn luyện nhờ vào những tình huống giao tiếp
giả định trong mỗi loại bài tập đặt ra. Hệ thống bài tập đã thiết kế được cấu trúc theo hướng phát triển năng lực, đồng thời được tích hợp, lồng ghép trong một số mô hình thể nghiệm. Những phân tích về nguyên tắc sử dụng bài tập, việc ứng dụng và tổ chức bài tập trong giờ Tiếng Việt góp phần đưa những thiết kế vào hoạt động dạy học ở nhà trường tiểu học, đảm bảo cho bài tập mang tính ứng dụng có thể phát huy được tác dụng của nó trong việc chuẩn bị năng lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS lớp 4 dân tộc Tày.
Các giải pháp trên đây là cơ sở vững chắc để tác giả thiết kế thực nghiệm các biện pháp xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng thông qua phân môn Luyện từ và câu ở chương tiếp theo.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Với một đề tài thuộc chuyên ngành Giáo dục học - Giáo dục Tiểu học, việc tổ chức thực nghiệm sư phạm chủ yếu nhằm kiểm tra kết quả nghiên cứu của đề tài. Thông qua xây dựng hệ thống bài tập hội thoại nhằm mục đích thực nghiệm sư phạm phát triển năng lực giao tiếp, thiết kế và đề xuất quy trình thực hiện hệ thống bài tập đó trong giờ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt.
Để biết được thực trạng về năng lực giao tiếp của học sinh, thực nghiệm điều tra đã được tổ chức trên một số trường tiểu học ở tỉnh Cao Bằng. Thực nghiệm dạy học được tiến hành trên một số bài học trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Các bài thực nghiệm đã được thiết kế sát với tình hình thực tế, phù hợp với mục đích nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong hai học kỳ của năm học 2019- 2020. Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn là học sinh lớp 4 - là lớp đại diện cho các kiểu bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực giao tiếp của chương trình tiếng Việt tiểu học mà đề tài quan tâm. Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm thì chúng tôi lựa chọn tự nhiên với tất cả ưu và nhược điểm, mặt tích cực và hạn chế, mang tính đại diện cho HS tiểu học. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tương đồng với các lớp thực nghiệm (về điều kiện dạy học, về năng lực của giáo viên và học sinh,…) để từ đó rút ra sự so sánh, đối chiếu hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng về hiệu quả dạy học, năng lực của học sinh,… mới có ý nghĩa.
Về giáo viên, chúng tôi chọn những giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với người nghiên cứu.
Địa bàn thực nghiệm dạy học là 4 trường tiểu học của tỉnh Cao Bằng: Trường Tiểu học Xuân Hoà, Hà Quảng; trường Tiểu học Hạ Thôn, Hà Quảng; trường Tiểu học Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng và trường Tiểu học Hợp Giang, thành phố Cao Bằng.
Dưới đây là các lớp tham gia thực nghiệm: (1)Huyện Hà Quảng, Cao Bằng:
- Trường tiểu học Xuân Hòa - Hà Quảng
GV thực nghiệm: Đàm Thị Sa + Lớp thực nghiệm: 4A (35 học sinh) + Lớp đối chứng: 4B (32 học sinh)
- Trường tiểu học Hạ Thôn - Hà Quảng
GV thực nghiệm: Hoàng Thị Hoà + Lớp thực nghiệm: 4A (34 học sinh) + Lớp đối chứng: 4B (30 học sinh) (2)Thành phố Cao Bằng, Cao Bằng:
- Trường tiểu học Vĩnh Quang - Thành phố Cao Bằng
GV thực nghiệm: Bế Thị Võng + Lớp thực nghiệm: 4A (34 học sinh) + Lớp đối chứng: 4B (35 học sinh)
- Trường tiểu học Hợp Giang - Thành phố Cao Bằng
GV thực nghiệm: Chu Thị Hường + Lớp thực nghiệm: 4E (42 học sinh) + Lớp đối chứng: 4H (40 học sinh)
3.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm là các bài học trong chương trình Tiểu học. Do thời lượng có hạn nên đề tài không thể đưa vào dạy tất cả các bài tập phát triển năng lực giao tiếp, mà chỉ chọn một số tiết, một số bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có nội dung phù hợp để làm thực nghiệm. Dưới đây là nội dung thực nghiệm dạy học đã được thực hiện.
Nội dung chủ yếu của thực nghiệm dạy học là tiến hành dạy học theo hai loại giáo án khác nhau: giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng.
Số lượng các giáo án thực nghiệm gồm các tiết dạy học những kiểu bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực giao tiếp trong phân môn Luyện từ và câu. Cụ thể là: Lớp 4: Bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (Tuần 15); Bài:
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị (Tuần 29)
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Để điều tra thực trạng về năng lực giao tiếp của HSTH, chúng tôi đã tiến hành bằng cách trò chuyện hoặc gửi phiếu thăm dò, lấy ý kiến của giáo viên về nội dung, cách thức dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Từ kết quả điều tra, đề tài đề xuất các ý tưởng xây dựng hệ thống bài tập để tổ chức luyện giao tiếp cho HSTH để hình thành kĩ năng nói lời giao tiếp có văn hoá cho các em.
Nhằm kiểm tra đánh giá về việc ứng dụng, vận dụng các phương pháp dạy học, các kiểu bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực giao tiếp mà đề tài đưa vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể trong phân môn Luyện từ và câu.
Để thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế bài soạn cho một số bài học trong môn Tiếng Việt lớp 4 theo định hướng đã trình bày trong đề tài, sau đó hướng dẫn giáo viên tiểu học thực hiện các bài dạy này trên lớp thực nghiệm. Với các lớp đối chứng, những bài học này được thực hiện theo nội dung và cách thức thông thường. Sau mỗi khi thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Việc đánh giá được thực hiện theo hình thức cho điểm toàn bài theo thang điểm 10 của khối lớp 4. Nếu kết quả làm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng, thì các ý tưởng được đề xuất và phân tích trong đề tài có thể được tích hợp trong quá trình dạy học các phân môn cụ thể của môn Tiếng Việt.
Dưới đây, đề tài xin giới thiệu hai bài soạn thực nghiệm dạy học và hai phiếu bài tập đánh giá sau thực nghiệm dạy học.
Giáo án thực nghiệm phân môn Luyện từ và câu
Bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi(Tuần 15)
I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- HS trình bày được thế nào là lời nói lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
2. Về kĩ năng
- HS bước đầu biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
- Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp.
- Biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
3. Về thái độ
- HS có thái độ lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
II. Đồ dùng học tập 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- 2 tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung yêu cần bài 1, 2 - 2 tờ giấy khổ to ghi sẵn bảng trả lời bài 1 phần 3 - 1 tờ giấy viết sẵn kết quả bài tập 3
2. Học sinh
- Sách giáo khoa - Sách bài tập
III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức (1’)
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. Từ đó, GV dẫn vào bài mới.
- GV cho HS tự đặt 1 câu hỏi vào vở nháp - GV tổ chức cho HS trình bày
- GV viết lên bảng 1 câu mà HS đã đặt được. - Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: Từ ví dụ của HS, GV dẫn vào bài: Như vậy chúng ta đã biết
cách lịch sự thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Giữ phép
lịch sự khi đặt câu hỏi. 4. Bài mới
Nhận xét Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS đọc khổ thơ trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Y/c HS đọc thầm lại khổ thơ để trả lời lần lượt các câu hỏi theo nhóm đôi. + Trong khổ thơ sau có câu nào dùng để hỏi?
+ Từ ngữ nào trong câu hỏi đó thể hiện thái độ lễ phép? - HS các nhóm báo cáo kết quả.
+ Trong khổ thơ cau dùng để hỏi là: Mẹ ơi, con tuổi gì? + Từ ngữ trong câu hỏi đó thể hiện thái đôj lễ phép là: Mẹ ơi GV chốt đáp án.
+ Như thế nào là lịch sự khi hỏi? (Là thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi)
- HS nhận xét bổ sung.
- GV cho HS báo cáo và chốt lại kết quả thảo luận.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV gắn nội dung đã chuẩn bị
- HS làm vào vở - 2 HS lên bảng làm (1 bạn làm ý a; 1 bạn làm ý b)
- HS tiếp nối đọc câu hỏi của mình. Cả lớp và GV nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa? - Gọi HS nhận xét bài 2 bạn làm trên bảng. Các bạn đọc câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét.
- HS sửa câu hỏi đã viết trong vở. VD:
a) Với cô giáo (thầy giáo) + Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ? + Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ? + Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ? + Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ?
...
b) Với bạn em + Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? + Bạn có thích trò chơi điện tử không?
+ Bạn có thích thả diều không?
+ Bạn thích xem phim hơn hay nghe ca nhạc hơn? ...
+ Muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Em cần đặt