Bài tập phát triển năng lực hành ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 67 - 71)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn

Năng lực hành ngôn là khả năng biểu đạt các ý định bằng hình thái ngôn ngữ thích hợp dựa trên kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ phù hợp với các ngữ cảnh giao tiếp. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn là dạng bài tập giúp học sinh có tri thức về chức năng của ngôn ngữ, như chức năng thể hiện tư tưởng, điều chỉnh, khám phá, tưởng tượng.

Dạng bài tập này giúp cho học sinh sử dụng được đúng chức năng của ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích giao tiếp cụ thể. Mỗi hành động nói có thể được thực hiện trực tiếp bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó hoặc dùng gián tiếp bằng kiểu câu khác.

Bài tập 1: Em hãy khoanh một mặt cười đối với mỗi lời yêu cầu, đề nghị phù hợp và lịch sự, khoanh mặt buồn đối với những yêu cầu không lịch sự.

1. Mai nhờ Minh :

- Minh ơi! Đóng giúp tớ cái cửa sổ nhé!  2. Vào buổi sáng, khi chuẩn bị đi học, Long nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Lấy áo cho con! 3. Linh nói với bạn cùng bàn:

- Ngồi gọn vào! Không cho người khác ngồi à?  4. Trời mưa. Lan nói với My:

- My ơi! Trời mưa rồi! Cậu cho tớ che ô cùng nhé! Hôm nay tớ quên không mang ô. 

Bài tập 2: Hãy nối mỗi câu nói sau với mục đích tương ứng:

1. Lan ơi cho tớ mượn cái bút nhé! Bút của tớ bị hết mực rồi! a. Yêu cầu 2. Ngày mai sinh nhật tớ, cậu nhớ đến dự nhé! b. Khuyên nhủ 3. Con cố gắng học tập chăm chỉ cho bố mẹ vừa lòng. c. Mời

4. Chiều nay chúng mình đi đá bóng đi! d. Đề nghị

Bài tập 3: Nối các câu tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B

A B

1. Có công mài sắt có ngày nên kim. a. Con người có ý chí thì nhất định sẽ thành công.

2. Thua keo này ta bày keo khác b. Cần giữ vững mục tiêu đã chọn. 3. Người có chí thì nên

Nhà có nền thì vững.

c. Không nên nản lòng khi gặp khó khăn.

4. Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

d. Thất bại giúp ta giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau.

5. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo e. Rèn luyện tinh thần đương đàu với các chông gai

6. Thất bại là mẹ thành công g. Chăm chỉ, cần cù sẽ thành công

Bài tập 4: Trong các lời nói ở các câu sau, người nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn là ai? (người trên, người dưới hay bằng vai với người nghe).

a. Mẹ mời bạn vào nhà giúp con!

……… b. Bác ơi, bác xem giúp cháu mấy giờ rồi ạ!

……… c. Theo tớ, cậu nên nói thật với bố mẹ đi!

……… d. Con chào cô giáo ạ! Con mời cô giáo ăn cơm ạ!

………

Bài tập 5: Trong các tình huống sau, các câu khiến chưa giữ đúng phép lịch sự. Em hãy chữa lại cho đúng và viết lại:

a. Mai đi học muộn nên Mai nói với bác bảo vệ: - Cho cháu vào!

b. Hưng gọi điện đến nhà Bảo thì gặp mẹ Hưng cầm máy. Hưng nói: - Cho cháu gặp Hưng.

……… c. Giờ ra chơi, Lâm tiến lại gần cô giáo và nói:

- Cô giảng lại cho em nghe bài này.

……… d. Hoa nói với cô bán hàng:

- Bán cháu 2 cái kẹo mút!

……… e. Mẹ không cho Linh ăn kẹo vào buổi tối. Linh bèn giận dỗi và nói:

- Không thèm ăn nữa!

Bài tập 6: Em hãy đặt câu cảm cho các tình huống sau:

Tình huống 1: Em giải được bài toán khó nên mẹ cho em đi chơi chợ phiên.

Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự vui mừng.

...

Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm và cả lớp tổ chức sinh nhật bất ngờ cho

em. Em hãy đặt câu cảm thể hiện sự bất ngờ, vui mừng.

...

Tình huống 3: Vì trời mưa nên em và bạn không đi đá bóng được. Em hãy

đặt câu thể hiện cảm xúc của em.

...

Bài tập 7: Sầm mất trật tự khi Mỷ đang làm bài tập toán. Mỷ bèn bảo :

- Im lặng cho người ta học bài!

Mỷ nói với Sầm như vậy đã được chưa? Nếu sai, em hãy ghi lại câu trả lời của em: ………

Bài tập 8: Bố Hà bị ốm phải đi viện. Biết tin, nhóm bạn Hà vào viện thăm

bố của Hà. Mẹ Hà bèn mời:

- Các cháu vào đây ngồi, đứng thế mỏi chân lắm!

Đại đáp:

Bạn Đại nói thế được không? Vì sao?

Nếu là em, em sẽ trả lời như thế nào? Em hãy viết câu trả lời vào ô dưới đây:

Bài tập 9: Thanh hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Bà có mấy đứa con ạ?

Theo em, Thanh nói như thế có đúng không? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.

Bài tập 10: Hoa và Mai nói chuyện với nhau. Hoa bảo Mai:

- Mai ơi! Sao cậu học giỏi thế? Cậu có thể chia sẻ kinh nghiệm của cậu được không?

- Tớ chăm chỉ làm bài tập. Tớ không đi học muộn bao giờ và tớ cũng vệ sinh lớp rất sạch rồi.

Theo em, Mai đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của Hoa hay chưa? Em hãy giúp bạn trả lời cho đúng.

Bài tập 11: Lan bảo Mai :

- Mai ơi! Tớ nhìn mẹ cậu giống cậu lắm!

Lan đã nhận xét như thế có được không? Vì sao? Nếu không em hãy sửa lại cho đúng.

Bài tập 12: Cho đoạn thơ sau:

Thỏ đây! Ai nói đấy? Mèo à? Mèo thế nào

- Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?

(Thỏ dùng máy nói- Phạm Hổ) Theo em, Thỏ trả lời Mèo như vậy có được không? Vì sao?

Bài tập 13: Trò chơi: Em tập làm phóng viên.

Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn bạn bên cạnh về môn học yêu thích nhất.

……… ………...

Gợi ý:

- Lời chào! Tự giới thiệu về bản thân. - Đặt các câu hỏi theo những ý chính: + Môn học yêu thích

+ Lý do yêu thích

+ Cách để học tốt môn học đó - Lời cảm ơn

Các bài tập này có dữ kiện là ngữ cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, vai giao tiếp và lời nói không đúng/ không phù hợp với mục đích giao tiếp. Căn cứ vào mối quan hệ của lời nói đã cho với các yếu tố của quá trình giao tiếp, HS cần nhận biết chỗ chưa phù hợp để chữa lời nói cho đúng. Bài tập này rèn cho HS kĩ năng điều chỉnh, sửa sai.

Bên cạnh đó, bài tập còn rèn cho HS năng lực giao tiếp, khả năng dùng từ ngữ, đặt câu đúng với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. HS được làm quen và củng cố các kĩ năng hội thoại theo từng mức độ từ dễ đến khó.

Thông qua hệ thống bài tập phát triển năng lực hành ngôn HS sử dụng được đúng chức năng của ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích giao tiếp cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)