Đặc điểm ngôn ngữ tâm lý học sinh lớp 4 tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ tâm lý học sinh lớp 4 tỉnh Cao Bằng

1.2.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ

Do tính chất đặc thù, trong quá trình học tập, giao tiếp ở gia đình và ở trường, HSTH dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng sử dụng cả hai ngôn ngữ: tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày) và tiếng Việt, trong đó, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hơn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế và có nhiều khó khăn, mà trong trường học thì ngôn ngữ phổ thông vẫn được coi là phương tiện, công cụ cơ bản để tổ chức quá trình dạy học, gợi mở tư duy cho học sinh nên nhiều em ngại phát biểu, thảo luận, nêu ý kiến vì sợ sai, xấu hổ. Do đó, quá trình giao tiếp của học sinh DTTS (đặc biệt là HSTH) trong môi trường trường học nói riêng và môi trường xã hội nói chung còn nhiều khó khăn và hạn chế.

Bên cạnh đó, trước khi đến trường, HS dân tộc mới chỉ tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình. Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản. Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, HS dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ. Do đó, lối nói, cách nghĩ, hành vi của HS dân tộc có những nét riêng. Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kĩ năng định vị. Đối tượng giao tiếp của HSTH dân tộc Tày nói chung và HSTH lớp 4 dân tộc Tày nói riêng chủ yếu là những bạn bè, thầy cô trong trường, người thân, người cùng bản, cùng thôn, rất ít khi được mở rộng các mối quan hệ giao tiếp (chỉ khi đi chợ phiên hoặc cùng những người trong gia đình đi chợ xã, chợ huyện để mua, bán).

Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với các thầy cô giáo thì ít thưa gửi. Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát.

Điều đó, gây trở ngại rất lớn cho HS khi học tiếng Việt. Từ những đặc điểm trên đây đòi hỏi cách thức tổ chức dạy học cho HS dân tộc phải đổi mới phù hợp với nhu cầu thực tế của các em, tạo ra môi trường rèn luyện giao tiếp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho đối tượng này.

1.2.1.2. Đặc điểm tâm lý

Do cuộc sống gắn liền với thiên nhiên và không gian rộng lớn xung quanh nên quá trình cảm giác, tri giác của HSTH người DTTS có những nét độc đáo, gắn với cây, con, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, tuy nhiên còn mang tính cảm tính, bề ngoài. Do đó, trong quá trình phát triển NLGT cần tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, tạo ra các mối liên hệ gần gũi với sự vật, thiên nhiên, tổ chức đa dạng các hình thức học tập: tham quan, ngoại khoá... để tạo tiền đề cho quá trình nhận thức ở mức độ cao hơn, chính xác hơn.

Bên cạnh đó, trạng thái chú ý không bền khi giao tiếp, đặc biệt trong các giờ học chính khoá, sự chú ý nhiều khi mang tính chất hình thức, tuân theo kỉ luật, nhưng thực chất học sinh không tập trung tư tưởng. Về tư duy, đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh dân tộc là thói quen ngại suy nghĩ, ngại động não. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận những gì người khác nói. Tư duy của học sinh dân tộc còn kém nhanh nhạy và linh hoạt; khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc, dập khuôn; khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế; khả năng tư duy trực quan tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic; khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát còn chậm và thiếu toàn diện. Về ghi nhớ, khả năng ghi nhớ có chủ định chậm hình thành, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học sinh còn yếu. Về

tưởng tượng, do kinh nghiệm sống nghèo nàn nên tưởng tượng của các em còn thiếu sinh động. Cảm xúc, thái độ của học sinh dân tộc bộc lộ khá sâu sắc. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em thường coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi. Tình cảm của học sinh dân tộc thường thầm kín, ít biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ ràng, mạnh mẽ, do đó giáo viên khó đoán

biết được diễn biến tình cảm của học sinh, chỉ khi nào xuất hiện tình huống đặc biệt mới thấy rằng tình cảm của các em là rất chân thành. Tình bạn của học sinh dân tộc rất bền vững, ít thay đổi, tình cảm với quê hương, làng bản rất gắn bó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)