Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 71 - 75)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.4. Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội

Năng lực ngôn ngữ xã hội là khả năng biểu đạt hành động lời nói một cách phù hợp trong bối cảnh văn hóa- xã hội.

Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội là dạng bài tập nhằm giúp học sinh lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với cảnh huống, quy ước văn hóa của vùng, miền, đất nước. Quy tắc văn hóa - xã hội sẽ chỉ rõ những cách mà các phát ngôn được sản sinh và tiếp nhận.

Đây là dạng bài tập quan trọng để phát triển năng lực giao tiếp cho HS. Nếu như ở các dạng bài tập trên, HS mới chỉ được rèn luyện các kĩ năng bộ phận (kĩ năng nói tiếp lượt lời phù hợp với tình huống giao tiếp, kĩ năng duy trì và phát triển văn bản) thì dạng bài tập này, HS thực hiện xây dựng trọn vẹn một

cuộc giao tiếp nên được luyện tập các kĩ năng một cách tổng hợp. Công việc này mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân của HS. Kết quả của bài tập không chỉ là các lời nói đúng cấu trúc cú pháp, đúng về lôgic ngữ nghĩa mà nó còn đúng với ngữ cảnh, vai và mục đích trong khi nói.

Để xây dựng loại bài tập này, chúng ta cần có dữ kiện là các ngữ cảnh, các vai, mục đích giao tiếp cụ thể. Lệnh của bài tập là yêu cầu HS tạo ra các lời nói phù hợp trong quá trình giao tiếp. Căn cứ vào điều này, chúng tôi xây dựng các bài tập sau để phát triển về năng lực ngôn ngữ xã hội cho HS:

Bài tập 1: Đến cửa hàng sách, em muốn cô bán hàng cho em xem một quyển

sách. Em sẽ nói như thế nào với cô bán hàng? Giọng điệu và cử chỉ của em như thế nào?

Qua bài tập 1, HS được thực hiện nói lên lời nói của mình, mong muốn của mình. Bên cạnh đó, rèn luyện cho HS khả năng trình bày một vấn đề đối với người đối thoại với mình để đạt được mục đích giao tiếp, cụ thể trong bài này là mong muốn được xem một quyển sách mà lời trình bày đó phải hợp lý, phù hợp với vai giao tiếp và lịch sự, tôn trọng người nghe.

Bài tập 2: Em và bạn chơi đóng vai Nói lời chào, lời đáp trong các tình huống sau: (1) Đến giờ đi học, em chào bố mẹ. Bố mẹ em đáp lại lời chào của em. (2) Em gặp thầy giáo (hoặc cô giáo) ở trường, em chào thầy (hoặc cô). Thầy giáo (hoặc cô giáo) đáp lại lời chào của em.

(3) Em gặp một người bạn trên đường, em chào bạn ấy. Bạn ấy đáp lại lời chào của em.

Qua bài tập 1, bài tập 2, HS làm được bài tập này sẽ được củng cố về kĩ năng sử dụgn các nghi thức lời nói (chào hỏi) và khả năng giao tiếp với người đối thoại với mình trước khi bắt đầu cuộc giao tiếp. Qua các bài tập này, các em còn được rèn luyện thêm về cách sử dụng lời chào sao cho hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp từ đó củng cố cho HS năng lực giao tiếp.

Bài tập 3: Một cô giáo được phân công về thực tập ở lớp các em. Cô nói với cả

lớp: “Cô tên là Bích Ngọc, cô được nhà trường phân công phụ trách lớp chúng mình trong tháng này. Cô mong chúng mình sẽ học giỏi như lúc cô Trang phụ trách các em vậy.”

Các em đáp lời cô như thế nào? Hãy cùng bạn đóng vai để thể hiện đoạn hội thoại giữa cô giáo thực tập và các bạn.

Bài tập 4: So sánh các câu trong từng cặp dưới đây về tính lịch sự, em sẽ lựa

chọn những câu nói nào?

(1) A. Lan ơi, cho tớ về với nhé! B. Cho đi nhờ một cái!

(2) A. Đừng có mà nói như thế! B. Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (3) A. Mở hộ cháu cái cửa phát! B. Bác mở giúp cháu cái cửa này với ạ!

Qua bài tập này, HS sẽ biết nên hay không nên sử dụng câu nói nào và sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó, HS có thêm kĩ năng so sánh giữa các câu trả lời mà bài tập đã đưa ra ở trên để lựa chọn những câu lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

Bài tập 5: Chuyển tiếp câu kể thành câu khiến, rồi viết vào dòng trống ở cột phải:

Câu kể Câu khiến

Hoàng đi học. Mẹ nấu cơm.

Chị Ngân chăm chỉ học bài. Em Linh phấn đấu học giỏi.

HS sẽ sử dụng kiến thức từ bài Cách đặt câu khiến để chuyển tiếp câu kể thành câu khiến bằng cách thêm các từ ngữ hãy, đừng, chớ, nên, phải… vào trước động từ của câu. Thông qua bài tập này, HS được củng cố kiến thức về câu khiến, cách đặt câu khiến sao cho phù hợp với vai giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Từ đó, HS sẽ biết cách sử dụng câu khiến vừa đúng mục đích giao tiếp vừa lịch sự với mọi người.

Bài tập 6: So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu x vào

thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự.

TT Câu Giữ phép lịch sự Không giữ phép

lịch sự

1 A. Cho tớ đi ra trước cậu nhé! B. Cho đi nhờ một cái!

2 A. Bác ơi, bơm hộ cháu cái xe với ạ?

B. Bơm hộ cái xe! 3 A. Đừng có mà nói vậy!

B. Theo tớ, cậu không được như vậy!

4 A. Mở hộ cái cửa đi!

B. Bác ơi, mở cửa giúp cháu với ạ!

5 A. Mấy giờ rồi?

B. Bác ơi, cho cháu hỏi mấy giờ rồi ạ?

Bài tập 7: Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau:

Tình huống 1: Em muốn xin mẹ tiền để mua quyển sách tham khảo mới.

………..

Tình huống 2: Em muốn hỏi bạn bên cạnh mượn chiếc gọt bút chì vì em quên

mang đi.

………

Bài tập 8: Trời nóng nên em muốn nhờ mở cửa sổ cho mát. Em sẽ nói thế nào khi:

- Người được nhờ là mẹ:

... - Người được nhờ là em gái:

... - Người được nhờ là bạn:

Bài tập 9:

Dựa vào bức tranh, em hãy viết một đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tranh có sử dụng câu cảm thán, câu nghi vấn.

Hệ thống câu hỏi trên đây có thể được cung cấp cho HS thông qua phiếu học tập hoặc phiếu thảo luận để cung cấp cho HS năng lực hội thoại với những người xung quanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp. GV cũng có thể lựa chọn các bài thơ, bài hát để HS thay đổi ngữ liệu bài tập giúp HS thấy hứng thú hơn trong việc học hội thoại. Hơn nữa, còn giúp cho hệ thống bài tập đa dạng hơn với số lượng bài tập nhiều hơn nhằm cung cấp cho HS những tri thức về hội thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)