Bản chất, đặc điểm cơ bản của dạy học theo vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo vấn đề để dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Bản chất, đặc điểm cơ bản của dạy học theo vấn đề

DHTVĐ là một quan điểm dạy học mà bản chất của nó là đặt ra trước HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho HS tích cực tự giác trong việc giành lấy kiến thức một cách chủ động [17].

Theo Đặng Vũ Hoạt: Về bản chất, dạy học giải quyết vấn đề là một kiểu dạy học hay một hệ thống dạy học mới mà luận điểm có tính chất nguyên tắc của nó là “quá trình nắm tri thức và cách thức hành động được thực hiện như là quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề”.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là đặt trước học sinh các vấn đề khoa học và mở ra cho các học sinh con đường giải quyết các vấn đề đó” [16].

Nói chung, các tác giả đều thống nhất chung về bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là đặt ra trước học sinh một hay một hệ thống những vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích các em tự giác tích cực trong việc giành lấy kiến thức.

Từ rất lâu dạy học theo vấn đề đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Dạy học theo vấn đề có các đặc điểm sau:

- Câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải có tính định hướng.

Câu hỏi đưa ra phải được đặt trong mối quan hệ với xã hội và cá nhân. Tình huống đưa ra phải có ý nghĩa trong cuộc sống, gần với học sinh. Câu hỏi về các tình huống đưa ra phải sát thực, có trọng tâm tránh các câu hỏi mà có câu trả lời đơn điệu. Qua trả lời các câu hỏi có tính định hướng mà học sinh sẽ tìm ra được giải pháp hợp lý nhất.

- Phải có sự phối hợp của các bộ môn liên quan.

VĐ học tập trong DHTVĐ là những vấn đề xuất phát từ chính cuộc sống của chúng ta, chình vì vậy khi tham gia GQVĐ phải huy động tất cả những kiến thức liên quan đến vấn đề, sử dụng thông tin của nhiều môn học khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Để giảng dạy được theo dạy học theo vấn đề thì đòi hỏi giáo viên phải có kiến hiểu biết rộng và đòi hỏi học sinh phải huy động được các kiến thức của các bộ môn khác để giải quyết được tình huống đưa ra.

- Giải quyết vấn đề phải tuân theo quy luật khách quan.

- Sản phẩm của dạy học theo vấn đề được rút ra thảo luận các tình huống, học sinh là người trực tiếp tham gia cuộc thảo luận đó qua sắm vai phù hợp với tình huống đưa ra. Qua đó học sinh tự khắc sâu nội dung.

- Phải có sự phối hợp của các nhóm trong lớp học. Trong DHTVĐ hoạt động nhóm rất được chú trọng. Các thành viên trong lớp sẽ được chia làm các nhóm để thảo luận. Trong một nhóm phải biết cách tổ chức cho các em biết cách làm việc theo nhóm, xây dựng tinh thần tập thể. Thông qua thảo luận nhóm nhỏ, HS sẽ chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp GQVĐ, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Qua đó HS sẽ rèn luyện được các kĩ năng cần thiết khác ngời mục đích lĩnh hội kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo vấn đề để dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 35 - 37)