8. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Kết quả lĩnh hội tri thức của họcsinh
Bảng 3.1. Tần suất điểm kiểm tra qua 2 bài thực nghiệm
Ph.án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S2
ĐC 1.94 2.78 7.78 12.78 20.83 25.28 16.94 8.06 3.06 0.56 5.54 3.00
TN 0.00 0.83 1.67 5.28 13.06 27.78 28.89 14.17 4.72 3.61 6.54 2.20
Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Từ bảng số liệu 3.1 ta xây dựng được biểu đồ tần suất điểm số của các lớp TN và ĐC như sau:
Hình 3.1: Biểu đồ tần suất điểm số của các lớp TN và ĐC
Trên hình 3.1, nhận thấy giá trị mod của các lớp TN là điểm 7, của các lớp ĐC là điểm 6. Từ giá trị mod trở xuống, tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với lớp TN. Ngược lại từ giá trị mod trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép khẳng định kết quả của các bài kiểm tra ở khối lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.1, dung Excel lập bẳng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất các bài đạt điểm số từ giá trị Xi trở lên của các lớp TN và ĐC như sau:
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra
Ph.án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 100 98.06 95.28 87.50 74.72 53.89 28.61 11.67 3.61 0.56
TN 100 100.00 99.17 97.50 92.22 79.17 51.39 22.50 8.33 3.61
Số liệu ở bảng 3.2 cho biết tỉ lệ phần trăm các bài đạt điểm số từ giá trị Xi trở lên. Ví dụ tần suất đạt 7 trở lên ở các lớp ĐC là 28,61% , còn các lớp TN là 51,39 %. Như vậy số điểm 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với ở các lớp ĐC. Từ số liệu của bảng 3.2, ta vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra như sau:
Hình 3.2: Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra
Trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm số các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Để khẳng định điều này phải so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm của các lớp TN và ĐC.
Giả thuyết H0 đặt ra: “không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp TN và ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định bằng Excel thể hiện ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Kiểm định điểm kiểm tra thực nghiệm tác động.
z-Test: Two Sample for Means ĐC TN
Mean 5.54 6.54
Known Variance 3 2.2
Observations 360 360
Hypothesized Mean Difference 0
Z -8.32
P(Z<=z) one-tail 0
z Critical one-tail 1.64
P(Z<=z) two-tail 0
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.3 cho thấy TN > ĐC ( TN= 6.54; ĐC= 5.54). trị số tuyệt đối của U = 8,32, giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1,64 > 0.05. như vậy sự khác biệt của TN và ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Chúng tôi đã tiến hành phân tích phương sai để khẳng định kết luận này. Đặt giả thuyết HA là: “Tại thực nghiệm, dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bằng phương pháp dạy học theo vấn đề và các phương pháp khác tác động như nhau đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.4.
Trong bảng 3.4, phần tổng hợp (Summary) cho thấy bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA = 69.23 > Fcrit (tiêu chuẩn) = 3,86 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào bằng phương pháp dạy học theo vấn đề đã ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập của HS.
Bảng 3.4: Phân tích phương sai điểm kiểm tra thực nghiệm tác động
Anova: Single Factor SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
ĐC 360 1994 5.54 3.00
TN 360 2354 6.54 2.20
ANOVA
Source of Variation SS Df MS F P-value F crit
Between Groups 180 1 180 69.23 4.41007E-16 3.85
Within Groups 1866.911 718 2.60
Total 2046.911 719
Ở các lớp TN, HS đều tỏ ra hăng hái, chủ động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp. Mức độ tích cực, sáng tạo và tư duy logic của HS ở nhóm TN ngày càng cao và kiến thức lĩnh hội được chắc chắn hơn. Điều này
thể hiện, trong các câu hỏi thực hiện kĩ năng sử dụng thao tác tư duy phân tích - so sánh, khái quát hóa - trừu tượng hóa, số HS trả lời đầy đủ, sự chính xác ở nhóm TN cao hơn ở nhóm ĐC. Về cách trình bày, diễn đạt của HS ở nhóm ĐC có sự khác biệt rõ rệt. HS ở nhóm TN diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng, cô đọng và đầy đủ. Trong khi đó, nhóm lớp ĐC diễn đạt nội dung gần như “đọc thuộc” các ý trong SGK hoặc trình bày còn lủng củng, thiếu chính xác.