8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Quy trình tổ chức của dạy học theo vấn đề
Tùy theo đặc điểm của mỗi môn học, trường học, các nhà nghiên cứu đã đề xuất quy trình tổ chức DHTVĐ phù hợp và vận dụng nó trong dạy học:
Theo tác giả Trần Bá Hoành (2003) đã cụ thể hóa DHTVĐ gồm 3 bước được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các bước tổ chức dạy học giải quyết vấn đề [7] Các
bước Nội dung Các thao tác thực hiện
Bước 1 Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề
+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. + Phát biểu vấn đề cần giải quyết
Bước 2 Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất các giả thuyết.
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. +Thực hiến kế hoạch giải quyết vấn đề.
Bước 3 Kết luận
+ Thảo luận kết quả và đánh giá
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu + Phát biểu kết luận
+ Đề xuất vấn đề mới.
Theo một số tác giả của trường ĐHSP Thái Nguyên giới thiệu quy trình DHTVĐ áp dụng cho một bài học hoặc một phần bài học gồm 5 bước theo trình tự sau:
Các bước Hoạt động
Bước 1: Định hướng HS vào tình huống có vấn đề
- GV giới thiệu nội dung chính của bài - Gợi ý những kiến thức có liên quan và tạo động lực thúc đẩy HS có nhu cầu làm sáng tỏ vấn đề mà các em gặp phải Bước 2: Định hướng vấn đề cần
nghiên cứu giải quyết
- Giáo viên giúp các em xác định rõ nội dung cần nghiên cứu, giải quyết.
- Tổ chức, phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho từng nhóm để giải quyết vấn đề. Bước 3: Nghiên cứu độc lập và làm
việc theo nhóm
Giáo viên giúp các em tiếp cận thông tin bằng cách hướng dẫn các em thu nhận thông tin, làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề. Bước 4: Trình bày ý tưởng của mình - Giáo viên sẽ giúp HS xây dựng kế
hoạch và chuẩn bị thật chu đáo bài trình bày của mình dưới dạng báo tường, đoạn phim hay các mẫu khác. - Giúp các em biết phân công nhau trong công việc. Bước 5: Phân tích, đánh giá các quá
trình giải quyết vấn đề.
Giáo viên giúp các em hiểu vấn đề một cách thấu đáo
Như vậy dạy học theo vấn đề gồm 5 bước và bắt đầu là sự định hướng của giáo viên cho học sinh vào vấn đề và kết thúc là trình bày, đánh giá, phân tích của học sinh.
Tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của vấn đề đưa ra mà 5 bước này được tiến hành trong vài tiết học hay diễn ra trong cả năm học. Tức vấn đề này càng phức tạp thì thời gian thực hiện càng dài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
1. Phân tích tình hình nghiên cứu và vận dụng dạy học theo vấn đề của các tác giả nước ngoài cho thấy: Dạy học theo vấn đề là một trong những hướng phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
2. Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về các phương pháp và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh thái học ở trường trung học phổ thông nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về lý luận và thực tiễn vận dụng dạy học theo vấn đề trong dạy học sinh học tế bào.
3.Trong chương này tập trung vào việc nghiên cứu phân tích cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học và cơ sở lý luận dạy học; phân tích khái niệm dạy học theo vấn đề và hệ thống hoá vai trò, ý nghĩa, bản chất, đặc điểm, đặc trưng của dạy học theo vấn đề làm cơ sở cho việc nghiên cứu một cách có hệ thống từ việc đề xuất các nguyên tắc, đến việc xác lập một quy trình dạy học theo vấn đề hợp lý giúp giáo viên vận dụng dạy học theo vấn đề trong dạy học dạy tình huống góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Chương 2
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO