8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Các mức độ dạy học theo vấn đề
Tuỳ theo tính phức tạp của nội dung tài liệu và trình độ tri thức của người học, tuỳ theo yêu cầu đòi hỏi mức độ tự lực của người học, Dạy học theo vấn đề được thực hiện ở 4 mức độ khác nhau.
Skatkin N.M. lần đầu tiên đã kiến nghị phân biệt 3 mức độ: 1.thông báo vấn đề; 2. Tìm tòi - bộ phận; 3. Tự lực nghiên cứu.
Trần Bá Hoành lại phân biệt 4 mức độ: cũng như Skatkin có mức 1. và 3; nhưng mức 2 lại phân thành hai loại gồm: i/ GV nêu vấn đề gợi ý họcsinh tìm ra cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện giải quyết vấn đề có sự giúp đỡ của GV nêu nếu cần, GV nêu và học sinh cùng đánh giá;ii/ GV cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh nhận dạng phát hiện và phát biểu thành vấn đề cần giải quyết lựa chọn các giải pháp rồi tự lực thực hiện kế hoạch giải, cuối cùng GV và học sinh cùng đánh giá [14]. Chúng tôi tán thành với ý kiến của tác giả Trần Bá Hoành với sự điều chỉnh nhỏ như sau:
Mức độ 1: "Trình bày có tính vấn đề" tài liệu học tập
Vận dụng mức độ này vai trò hoạt động của Giáo viên thể hiện ở chỗ trình bày có tính vấn đề tài liệu dạy học mới, tức là Giáo viên "đặt ra vấn đề" kích thích và định hướng hoạt động tư duy của học sinh tạo ra cho các em nhu
cầu, động cơ ham muốn hiểu biết vấn đề đã nêu ra rồi và tự Giáo viên "giải quyết toàn bộ vấn đề" đó. Qua cách dạy như vậy học sinh được kích thích tâm lý ham muốn nhận thức và tiếp nhận không phải tri thức dạng sẵn có mà kèm theo là các biện pháp gợi tìm tòi - khám phá tri thức (cách tiếp cận tri thức) do vậy có tác dụng tích cực hóa tư duy của học sinh.
Mức độ 2: Hợp tác Thầy - Trò "tìm tòi bộ phận"
Đặc trưng của mức độ này là giáo viên chủ động tạo ra vấn đề dưới dạng câu hỏi - bài tập, sau đó qua đàm thoại mà thầy "hợp tác" với trò cùng giải quyết vấn đề đặt ra.
Mức độ 3: Trò chủ động "tìm tòi bộ phận"
Giáo viên đặt vấn đề bằng tạo tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề dưới dạng Câu hỏi - Bài tập dành cho học sinh tự thực hiện, việc giải quyết theo vấn đề đã được đặt ra từng phần, từng bước. Với mức độ này có thể cuốn hút được học sinh vào sự tìm tòi nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau của bài học.
Mức độ 4: Trò tự lực nghiên cứu - tìm tòi
Mức độ này đòi hỏi để cho học sinh tự lực thực hiện quy trình của dạy học nêu vấn đề: Độc lập phát hiện vấn đề nêu lên và giải quyết (phương pháp nghiên cứu áp dụng cho dạy học). Vì vậy, với mức độ này làm phát huy tính tích cực tối đa hoạt động nhận thức của học sinh. Trên thực tế có thể áp dụng cho một (một số) nội dung trong bài khóa chứ không phải cho toàn bài giảng, bởi lẽ áp dụng phương pháp dạy học này thường đòi hỏi thời gian nhiều hơn là phương pháp giáo viên thông báo, nếu lạm dụng thì dẫn đến "cháy giáo án" vì thiếu thời gian.