Thực trạng dạy học Địa lí nói chung và dạy học theo chủ đề ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Thực trạng dạy học Địa lí nói chung và dạy học theo chủ đề ở các trường

THPT tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc, là nơi sinh sống của 21 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái 40.4%, Dân tộc Mơng 28.8%, Dân tộc Kinh 19.7%, cịn lại là các dân tộc thiểu số khác. Trong những năm qua, giáo dục của tỉnh luôn được sự quan tâm của nhà nước, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư, nâng cấp, hiện đại. Có nhiều chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh khi cơng tác và học tập tại vùng có điều kiện khó khăn.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình tâm huyết, tích cực sáng tạo trong giảng dạy, tích cực trau dồi chun mơn, học hỏi kinh nghiệm. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, thực trạng giáo dục của Tỉnh cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Hơn 80% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tư duy, nhận thức tham gia các hoạt động của các em cịn chậm tác động tới hiệu quả của cơng tác đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhiều xã còn thiếu thốn, nhiều trường phòng học chủ yếu là nhà cấp 4, nhà tạm. Thư viện của nhiều trường nghèo nàn, chỉ có sách giáo khoa và thiếu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, một số cuốn sách phổ biến kiến thức, nhìn chung các sách này cũng rất lạc hậu và ít tác dụng.

- Đội ngũ giáo viên, ngày càng được nâng cao trình độ để đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên dưới chuẩn, nhiều địa phương khó khăn vẫn cịn thiếu giáo viên. Trình độ giáo viên cịn yếu, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên còn yếu nên chưa hướng cho học sinh tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động học tập. Ngoài ra điều kiện về cơ sở vật chất lớp học không đáp ứng nên chủ yếu vẫn là thầy nói, trị nghe. Nhiều giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Đa số người dân trong tỉnh đều là người dân tộc, điều kiện sản xuất cịn rất khó khăn, thiếu thốn, sản xuất mang tính tự nhiên, lao động chủ yếu là thủ công, người dân chưa thấy rõ được lợi ích của việc đi học nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt

q khả năng tài chính của những gia đình nghèo và gây cản trở cho việc đi học. Hơn nữa, học sinh đặc biệt là học sinh trung học là lực lượng lao động chính của nhiều gia đình. Các em phải bỏ học để đi kiếm sống, giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, do hủ tục lạc hậu, một số bộ phận không nhỏ các em ở độ tuổi 17-18 đã phải lập gia đình gây khó khăn cho cơng tác duy trì sĩ số, huy động học sinh ra lớp.

Trong dạy học địa lí, các phương pháp dạy học truyền thống vẫn được sử dụng là chủ yếu, việc dạy học thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa. Vì vậy, việc dạy học theo chủ đề chưa được thực sự chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)