Các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo chủ đề

2.3.1. Các phương pháp dạy học

Việc xác định các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học.

Mỗi PPDH đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kĩ năng, thái độ. Khơng có phương pháp nào là vạn năng, chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các PPDH khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng PPDH nào cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Dạy học hướng tập trung vào học sinh.

Một số phương pháp dạy học tích cực cần áp dụng trong dạy học Địa lí 12

+ Phương pháp thảo luận: là PP trong đó học sinh mạn đàm, trao đổi với

nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức. PP thảo luận trong dạy học đề cao sự hợp tác; các hoạt động của mỗi cá nhân trong lớp được tổ chức phối hợp theo chiều đứng (thầy - trò) và theo chiều ngang (trò - trò) để đạt mục tiêu chung. Để phương pháp thảo luận tiến hành đạt kết quả tốt, cần lưu ý một số điểm sau:

- Nên chọn những nội dung học tập có cơ hội thuận lợi cho thảo luận. Đó là các nội dung gây ra nhiều ý kiến khác nhau. Những nội dung này thường có liên hệ với các vấn đề thực tiễn mà học sinh đã có một số vốn tri thức nhất định, hoặc liên quan đến những bài học trước. Ngoài ra, thảo luận thường được tiến hành nhiều với kênh hình trong SGK.

- Chuẩn bị các vấn đề đưa ra cho học sinh thảo luận, dự kiến trước các tình huống có thể nảy sinh trong quá trình thảo luận và các phương án giải quyết.

- Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự giác, khơng ỷ lại và ý thức tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, bổ sung ý kiến của bạn trong nhóm, lớp.

- Việc thảo luận không thể tiến hành trong toàn bộ tiết học; một mặt vì thời lượng có hạn; mặt khác để phù hợp với nội dung dạy học, trong mỗi bài học cần có nhiều PPDH khác nhau được sử dụng.

Ví dụ: khi dạy bài 16 “Đặc điểm dân số phân bố dân cư” giáo viên nêu yêu cầu: Chứng minh Việt Nam là nước đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc.

HĐ Theo cặp. thảo luận nhóm

Bước 1: GV chia lớp thành các cặp nhóm 2 HS/ bàn yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

SGK mục 1, kết hợp quan sát Át lat Địa lí VN T15 và kiến thức đã học, em hãy chứng minh:

- VN là nước đơng dân. - Có nhiều thành phần dân tộc

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội? Bước 2: HS các cặp nhóm trao đổi thảo luận trong 3 phút.

GV: Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

+ Phương pháp động não: Là PP trong đó người học được khích thích suy

nghĩ, bằng cách được thu thập ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó mà khơng tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Để PP động não đạt hiệu quả dạy học cao cần chú ý một số điểm sau:

- Nêu ra trước học sinh các vấn đề có khả năng tạo cơ hội bộc lộ nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau.

- Các ý kiến của học sinh đều phải được tôn trọng và tập hợp, dù cho ý kiến đó có thể khơng hồn tồn hợp lý.

Ví dụ: khi dạy bài 18 “Đơ Thị Hóa” giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Đơng Nam

Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta? GV có thể vận dụng kĩ thuật này như sau:

- Bước 1: GV yêu cầu HS động não viết ra giấy những nguyên nhân giúp Đơng Nam Bộ có tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta.

- Bước 2: HS sẽ trình bày kết quả động não của mình đến khi hết các ý kiến. - Bước 3: GV sẽ thu thập ý kiến của HS, nhận xét, chuẩn lại kiến thức.

+ Phương pháp tranh luận: Trong bài học Địa lí có một số vấn đề có thể làm xuất hiện 2 (hoặc nhiều) cách giải quyết khác nhau. Giáo viên có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho tồn lớp và lấy ý kiến (bằng cách đưa tay) để phân loại số em theo cách này, cách khác. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi “Tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác?” để học sinh tranh luận với nhau.

Ví dụ: khi dạy bài 18 “Đơ Thị Hóa” giáo viên nêu câu hỏi

Tại sao từ năm 1965 đến năm 1972, quá trình đơ thị hóa ở nước ta bị chững lại ?

Bước 1: Gv cho học sinh tranh luận

Bước 2: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình

Bước 3: GV sẽ thu thập ý kiến của HS, nhận xét, chuẩn lại kiến thức. do chiến

tranh tàn phá

+ Phương pháp báo cáo: là phương pháp mà trong đó, học sinh dưới sự

hướng dẫn của giáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu… trình bày thành báo cáo.

+ Phương pháp đàm thoại gợi mở: là phương pháp trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn, thơng báo cho học sinh. Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lơgic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn. phương pháp đàm thoại gợi mở có tác dụng tích cực đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần dày công suy nghĩ chuẩn bị chu đáo.

+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (hay dạy học dựa trên vấn đề hoặc

dạy học đặt và giải quyết vấn đề): là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học

sinh một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập.

Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta”

Gv nêu câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự phân hóa mùa vụ là do sự phân hóa khí hậu của nước ta?

GV gợi ý HS lấy VD về sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi.

GV nhấn mạnh: Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Phương pháp sử dụng bản đồ: là PPDH truyền thống đặc trưng cho mơn

Địa lí ở trường PT, trong đó giáo viên sử dụng bản đồ vào việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học cần lưu ý:

- Sử dụng bản đồ thường xuyên trong giờ học, ngay từ những bài đầu tiên và luyện tập cho học sinh sử dụng bản đồ tuần tự từng bước, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

- Sử dụng nhiều bản đồ trong giờ học, tiết học, kết hợp với sự chỉ dẫn cụ thể. - Không chỉ sử dụng bản đồ trong nghiên cứu bài học mới, mà cả trong ôn tập, kiểm tra, ra bài tập về nhà, làm bài thực hành, tham quan, ngoại khóa…

- Bản đồ phải có nội dung phù hợp với bài giảng, tránh khập khiễng.

Ví dụ: Khi dạy bài 2: “Vị trí Địa lý, phạm vi lãnh thổ”

GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước Đơng Nam á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.

Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 40 - 44)