Các kỹ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 44 - 50)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo chủ đề

2.3.2. Các kỹ thuật dạy học

Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động

của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q trình dạy học.

Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phản hồi tích cực,...

Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và cộng tác làm việc của học sinh.

Có rất nhiều các kỹ thuật dạy học có thể sử dụng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh như:

Động não viết Lược đồ tư duy

Động não không công khai Kỹ thuật các mảnh ghép Kỹ thuật phòng tranh Chiếc ghế nóng

Kỹ thuật khăn trải bàn Lấy ý kiến bằng phiếu Kỹ thuật bể cá Kỹ thuật bắn bia

Kỹ thuật 3 lần 3 Kỹ thuật lắng nghe tích cực

+ Kỹ thuật “Các mảnh ghép”

Kỹ thuật các mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kỹ thuật các mảnh ghép được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ phức hợp, nhằm kích thích sự hợp tác tham gia của các thành viên trong nhóm, nhưng vẫn phát huy vai trị cá nhân trong quá trình hợp tác, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.

Bước VỊNG 1 (Nhóm chun gia)

VỊNG 2

(Nhóm các mảnh ghép)

Bước 1

Hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-6 người)

Hình thành nhóm mới (sự trộn lẫn của những thành viên của nhóm cũ) nhóm mảnh ghép

Bước 2

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: Nhóm 1- Nhiệm vụ A; Nhóm 2- Nhiệm vụ B; Nhóm 3- Nhiệm vụ C)

Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau, lắp ghép các mảnh kiến thức thành 1 bức tranh tổng thể.

Bước 3

Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.

Sau khi chia sẻ thơng tin vịng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm ở vịng 2 để giải quyết.

Bước 4

Mỗi thành viên trở thành 1 chun gia trong lĩnh vực của nhóm mình và trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.

Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm mảnh ghép mang tính khái qt, tổng hợp tồn bộ nội dung.

Ưu, nhược điểm của kỹ thuật “các mảnh ghép”

- Ưu điểm: Đây là kỹ thuật có sự kết hợp đa dạng phong phú các hoạt động, học sinh được thực hiện nhiều nhiệm vụ với các mức độ khác nhau khác nhau vì thế học sinh được rèn luyện về kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội, tăng tính tích cực chủ động ở học sinh.

- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, kết quả của buổi thảo luận phụ thuộc nhiều

vào nhóm chun gia.

Ví dụ: Để tổ chức cho tìm hiểu về các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên

thiên nhiên và môi trường của nước ta (Bài 14, 15 - Địa lí 12), GV có thể sử dụng kĩ thuật này với các bước cụ thể như:

Vòng 1: Cả lớp được chia thành 4 nhóm (nhóm 4 người), mỗi nhóm thực hiện

một nhiệm vụ. Các thành viên trong nhóm độc lập và trao đổi với bạn để tìm hiểu về vấn đề được giao.

- Nhóm 1: Tìm hiểu về vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên đất. - Nhóm 2: Tìm hiểu về vấn đề đang đặt ra đối với tài ngun rừng. - Nhóm 3: Tìm hiểu về vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên nước. - Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề đang đặt ra đối với sự đa dạng sinh học.

Vòng 2:

- Hình thành nhóm mới đến từ các nhóm trên.

- Nhiệm vụ: Thể hiện các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường của nước ta.

+ Kỹ thuật động não vào trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thơng

Kỹ thuật động não hay công não (Tiếng Anh: brainstorming) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề. Người học được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng. Vì vậy, có thể nói đây là kỹ thuật trong đó người học được kích thích suy nghĩ, cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến về một vấn đề. Kỹ thuật động não rèn luyện cho HS khả năng phản ứng nhanh, phát huy được ý tưởng mới, sáng tạo, do không đánh giá, trao đổi hay bình luận về ý kiến phát biểu nên rất khuyến khích sự tham gia của tất cả HS một cách chủ động, khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến. Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả để thu nhận các thông tin, đánh giá quan điểm, khả năng tưởng tượng,.. của HS về các hiện tượng, sự vật địa lí. Qua đó phát triển năng lực sáng tạo, năng lực ngơn ngữ và rèn cho HS tính tự tin.

GV có thể sử dụng kỹ thuật động não với các bước sau:

Bước 1: GV nêu vấn đề gắn các hiện tượng sự vật hiện tượng cụ thể trong bài học và đưa câu hỏi kích thích suy nghĩ của người học để trong một thời gian ngắn, HS tập trung suy nghĩ và đưa ra ý kiến riêng của mình.

Bước 2: GV tổ chức cho HS trình bày ngắn gọn công khai các ý kiến trước lớp. GV chú ý không nhận xét đúng sai về các ý kiến của HS đưa ra.

Bước 3: Sau khi khơng cịn ý kiến nữa, GV khái quát lại các ý kiến của HS và chính xác hóa nội dung cần tìm hiểu.

• Ưu, nhược điểm của phương pháp động não

- Ưu điểm: Dễ thực hiện, không tốn kém, kỹ thuật này làm cho buổi học sinh động hơn, tạo hứng thú cho người học, kích thích tư duy độc lập sáng tạo cho người học, rèn luyện hang loạt các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng truyền thơng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, và ứng xử trước sự thay đổi bất ngờ.

- Nhược điểm: Có thể đi lạc đề, tản mạn, có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn

các ý kiến thích hợp, có thể có một số học sinh “q tích cực”, số khác thụ động.

Ví dụ: Trong Bài 16: “Đặc điểm dân số, phân bố dân cư nước ta” GV có thể

vận dụng kĩ thuật này như sau:

- Bước 1: Khi tìm hiểu về dân số.Theo em dân số đơng mang lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế đất nước?

GV yêu cầu HS động não viết ra giấy những tác động thuận lợi và khó khăn của dân số tới kinh tế nước ta.

- Bước 2: HS sẽ trình bày kết quả động não của mình đến khi hết các ý kiến. - Bước 3: GV sẽ thu thập ý kiến của HS, nhận xét, chuẩn lại kiến thức.

+ Kỹ thuật “khăn trải bàn”:

• Cách thức tiến hành

Kỹ thuật “khăn trải bàn” là kỹ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Khăn thuật dạy học này giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, kỹ thuật này tạo được bầu khơng khí thân thiện trong lớp học, giúp học sinh học rèn luyện khả năng lắng nghe và kiềm chế trước người khác, điều này thực sự cần thiết không chỉ trong môi trường trường học mà còn cần thiết trong các giao tiếp xã hội khác.

Các bước tiến hành:

Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người, giao nhiệm vụ thảo luận

và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 đặt lên bàn giống như chiếc khăn trải bàn.

Bước 2: Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung

quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (từ 4-6 người). Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”.

Bước 3: Mỗi thành viên làm việc độc lập suy nghĩ về vấn đề giáo viên yêu cầu

Bước 4: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào ơ chính giữa “khăn

trải bàn”.

Trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thơng, các đối tượng nhận thức địa lí ln có các mối quan hệ, tương tác lẫn nhau (tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế xã hội, kinh tế xã hội với kinh tế xã hội). Do vậy, việc sử dụng kĩ thuật này rất thích hợp để tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm hiểu, giải thích về sự hình thành, xuất hiện và phát triển của đối tượng địa lí.

Ví dụ: bài 21: “Đặc điểm nền nơng nghiệp nước ta”. Khi tìm hiểu những đặc

điểm cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nơng nghiệp hàng hố

Bước 1: GV chia nhóm thành 4 nhóm và giao việc cho nhóm hồn thiện thơng

tin phiếu học tập giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 đặt lên bàn giống như chiếc khăn trải bàn.

+ Nhóm 1+3 tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nền nơng nghiệp cổ truyền. + Nhóm 2+4 tìm hiểu những đặc cơ bản của nền nơng nghiệp hàng hố.

Bước 2: Các nhóm thảo luận trong 10 phút, mỗi thành viên làm việc độc lập

suy nghĩ về vấn đề giáo viên yêu cầu và viết ý tưởng của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình.

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung

HS: trình bày, HS khác nhận xét bổ sung GV: nhận xét và chuẩn kiến thức.

GV: Nền nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển từ nền nơng nghiệp cổ truyền sang nền nơng nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.

+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông

Sơ đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể viết trên giấy, trên bảng trong, trên bảng hay thưc hiện trên máy tính.

Thực tế trong tiết dạy cho thấy, việc học sinh có thể khái quát hóa nội dung là rất khó khăn, các em thường ghi nhớ một cách máy móc khơng theo logic. Việc sử dụng sơ đồ tư duy có ý nghĩa lớn đến việc rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề

của học sinh, giúp học sinh có thể tổng kết kiến thức đã học. Sơ đồ tư duy có thể vận dụng trong các trường hợp như sau:

- Tóm tắt nội dung, ơn tập chủ đề. - Trình bày tổng quan một chủ đề.

- Chuẩn bị ý tưởng cho một buổi báo cáo hay bài giảng, thuyết trình. - Ghi chép khi nghe bài giảng.

* Các bước tiến hành hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy

- Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình phản ánh chủ đề.

- Bước 2: Từ chủ đề ở trung tâm, vẽ những nhánh chính. Trên mỗi nhánh viết

một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết bằng một màu. Nhánh chính được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng những thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

- Bước 3: Từ các nhánh chính vẽ các nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.

Tiếp tục như vậy ở các nhánh phụ tiếp theo.

Ví dụ: Khi dạy bài 18. “Đơ Thị Hóa”

Tìm hiểu ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển kinh tế - xã hội

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng đô thị, kiến thức SGK và liên hệ thực tế điền vào sơ đồ trống ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Bước 2: HS trả lời và bổ sung

Bước 3: GV chỉnh sửa và chốt kiến thức

Ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển kinh tế-xã hội

Tích cực Tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)