Chủ đề 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 55 - 64)

8. Cấu trúc đề tài

2.6. Thiết kế một số chủ đề dạy học Địa lí lớp12

2.6.1. Chủ đề 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng trời, vùng biển).

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.

2. Kỹ năng: Phân tích - nhận xét, đọc bản đồ, vẽ lược đồ Việt Nam.

3. Thái độ: Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về tiềm năng của nước ta. 4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực

giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn

II. Nội dung của chủ đề

1. Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta và ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.

2. Vẽ lược đồ Việt Nam.

III. Mô tả các mức độ nhận thức và biên soạn câu hỏi/bài tập 1. Mô tả 4 mức độ nhận thức

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta và Ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phịng. Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng trời, vùng biển) Đọc được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta trân bản đồ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng. Vẽ lược đồ Việt Nam Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Biết cách vẽ lược đồ Việt Nam. Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Biên soạn câu hỏi /bài tập kiểm tra,đánh giá 1) Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở

A. rìa phía đơng châu Á, khu vực ơn đới. B. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.

C. rìa phía đơng bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm Đơng Nam Á. D. phía đơng Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sơi động của thế giới.

Câu 2. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

2) Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Lạng Sơn. D. Hà Giang.

Câu 2. Đường bờ biển giới hạn từ

A. Móng Cái đến Hà Tiên. B. Lạng Sơn đến Đất Mũi. C. Móng Cái đến Cà Mau. D. Móng Cái đến Bạc Liêu.

Câu 3. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh/ thành phố:

A. Quảng Nam, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Khánh Hòa. C. Khánh Hòa, Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

3) Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là nhờ

A. tiếp giáp với Biển Đông.

B. chịu ảnh hưởng của gió mùa và gió mậu dịch. C. nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. D. nằm vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.

Câu 2. Nước ta có thể chung sống hịa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với

các nước trong khu vực là nhờ

A. có những điểm tương đồng về vị trí địa lí.

C. nước ta là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước láng giềng. D. nước ta và các nước đều nằm trong vùng có kinh tế phát triển năng động.

4) Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang có tác động đến đặc điểm tự nhiên

nước ta và được thể hiện ở

A. tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.

B. sự phân hóa đơng tây của tự nhiên khá rõ rệt.

C. thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất. D. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình.

Câu 2. Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí

A. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng.

C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. D. nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.

Câu 3. Vị trí địa lí được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở

nước ta bởi vị trí địa lí đã

A. quy định các đặc điểm của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. tạo nên sự đa dạng phong phú đa dạng của tài nguyên khoáng sản và sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới thiên tai của nước ta.

C. tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. tác động lớn đến sựu đa dạng của văn hóa và các thành phần dân tộc của nước ta.

IV. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ (10 phút) 1. Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta

Bước 1. GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước Đơng Nam á, trình bày đặc điểm

vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.

Bước 2. Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

GV chuẩn kiến thức, GV cho hS quan sát một số hình ảnh về các điểm cực của đất

nước trên máy chiếu.

2. Xác định phạm vi lãnh thổ của nước ta và ý nghĩa của vị trí địa lý (35 phút) Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1: tìm hiểu phạm vi vùng đất. Nhóm 2: tìm hiểu phạm vi vùng biển. Nhóm 3: tìm hiểu phạm vi vùng trời. Nhóm 4 : tìm hiểu ý nghĩa vị trí địa lí.

Bước 2. HS thảo luận nhóm, trình bày, báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét,

bổ sung.

Bước 3: GV chuẩn kiến thức:

GV cho hs quan sát video về vấn đề Trung quốc xây dựng giàn khoan Hải Dương 981 - trên vùng thềm lục địa VN để giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo cho HS.

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đơng của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí tiếp giáp: Tiếp giáp với nhiều nước.

+ Trên đất liền tiếp giáp 3 nước: Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia.

+ Trên biển: phía đơng giáp biển Đơng, giáp vùng biển 8 nước (Át lát trang 4) - Hệ tọa độ địa lý:

+ Trên đất liền nước ta nằm trong khung hệ tọa độ địa lí như sau:

- Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang. - Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau. - Điểm cực tây: 102009’Đ thuộc Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên. - Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa.

+ Trên biển:

Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta cịn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050/B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 117020/ Đ trên biển Đông.

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

- Gồm phần đất liền và các hải đảo, tổng diện tích: 331.212 km2 - Đường biên giới:

+ Trên đất liền dài: >4600 km, tiếp giáp các nước TQ, Lào, Cam Pu Chia + Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.

- Nước ta có khoảng 4000 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo ngồi khơi xa là Quần đảo Trường Sa (Khánh Hịa); Quần đảo Hồng Sa (Đà Nẵng).

b. Vùng biển:

+ Vùng biển nước ta tiếp giáp với biển của 8 quốc gia.

+ Diện tích khoảng 1 tiệu km2 gồm: vùng nội thủy, lãnh hải (12 hải lí),vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lí) và vùng thềm lục địa.

c. Vùng trời: là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí

a. Ý nghĩa về tự nhiên

- Đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Phía đơng giáp biển Đơng thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương nên có tài ngun khống sản vơ cùng phong phú.

- Nằm trên đường di cư của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú. - Tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: phân hóa B-N, miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...).

b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế: Rất thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới và phát triển kinh

tế; nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng khơng quốc tế quan trọng.

- Về văn hố - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hịa bình, hợp tác hữu nghị

và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về an ninh - quốc phịng: nước ta có vị trí qn sự đặc biệt quan trọng ở khu vực

Đông Nam Á. Biển Đơng có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ lược đồ Việt Nam (45 phút)

- Bước 1: GV treo bảng phụ có lưới ơ vng lên bảng; cho HS kẻ lưới ô vuông (5 x

8) trên giấy bìa lịch - cạnh ơ vng = 8 cm.

- Bước 2: Xác định các đường, điểm khống chế trên lưới ô vuông. - Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới trên đất liền và biển với 13 đoạn.

- Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng cho san hơ -> Vẽ các quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa.

- Bước 5: Vẽ các sơng chính: Sơng Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Thu

Bồn, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

- Bước 6: Điền trên lược đồ các địa danh: LÀO CAI, HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, VINH,

III.Bài tập

GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, u cầu giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó. Câu 1. Nội thuỷ là:

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 2. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo. B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.

Câu 3. Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ

A. phần đất liền và các hải đảo. B. phần đất liền và thềm lục địa.

C. khu vực đồng bằng và thềm lục địa. D. khu vực đồng bằng và đồi núi.

Câu 4. Tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không trong vùng

A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế. D. thềm lục địa.

Câu 5. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ

ở Tây Á, châu Phi là nhờ

A. nước ta nằm hồn tồn trong vùng nội chí tuyến. B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 6. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển

A. nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt. C. nền nông nghiệp ôn đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)