8. Cấu trúc đề tài
2.4. Hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề
“Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật tự quy định và một số chế độ xác định”. Hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học, làm cho bài học đạt kết quả cao.
Các hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề rất đa dạng. Căn cứ vào địa điểm diễn ra q trình dạy học có hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngồi lớp, xét theo số lượng học sinh có hình thức dạy học tồn lớp, hình thức dạy học theo nhóm, hình thức dạy học cá nhân... ở cấp THPT thường có các hình thức tổ chức dạy học sau:
a.Dạy học cả lớp:
Dạy học cả lớp là HTTCDH mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Theo HTTCDH này, hoạt động trong giờ học chủ yếu là GV, HS làm ít và tiếp nhận thơng tin một cách thụ động.
Ưu điểm:
- Giúp GV có điều kiện cung cấp lượng kiến thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là HS cũng lớn hơn, phù hợp với hình thức dạy học theo trường, lớp hiện nay.
- Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic. - GV dễ điều hành và quản lí lớp
- GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình, hạn chế lệ thuộc vào mơi trường xung quanh.
- Trong một thời gian ngắn, GV có thể thơng báo được nhiều kiến thức.
Nhược điểm:
- GV làm việc nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động.
- HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh, ảnh và ngơn ngữ, ít có điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức.
- HS cả lớp ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy tính tích cực của bản thân trong học tập.
b. Dạy học theo nhóm:
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn
học. HTTCDH này khai thác trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể
Dạy học theo nhóm là HTTCDH mới - một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, HS được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
Ưu điểm:
- HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ GV, trên cơ sở đó, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.
- Dạy học theo nhóm tạo điều kiện cho HS cách lắng nghe và lựa chọn thơng tin từ bạn để có thể bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình (thu thập thơng tin)
- HTTCDH này là dịp để HS phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, điều đó làm phát triển kỹ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn khác.
- Khi HS làm việc theo nhóm, GV có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết các khó khăn trong q trình học tập khiến hiệu quả dạy, học được nâng cao.
Hiện nay, HTTCDH theo nhóm đang trở thành HTTCDH phổ biến trong nhà trường
Nhược điểm:
- Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác.
- Do thời gian hạn định của tiết học, nên tổ chức khơng hợp lí sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hồn thành.
c. Dạy học cá nhân:
Dạy học cá nhân là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học (phiếu học tập, sách bài tập, câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính), giao việc cụ thể cho từng HS. GV cũng có thể yêu cầu từng
em tự làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra… Sau đó, từng HS hồn thành nhiệm vụ học tập được giao.
Hình thức dạy học cá nhân cần được sử dụng vì có nhiều kiến thức HS đã tri giác được ở môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, các em chưa nhận thức đầy đủ và thường có những thắc mắc khác nhau về kiến thức này.
Ưu điểm:
Hoạt động tích cực của cá nhân là cơ sở hình thành toàn bộ nhân cách của HS. Dạy học cá nhân sẽ tạo điều kiện cho:
- GV có thể giúp đỡ HS kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để cho HS giỏi học giỏi hơn nữa bằng cách gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển các bài tập nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước.
- Dạy học cá nhân tạo sự bình đẳng để mỗi học sinh có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình. Đồng thời tạo mối quan hệ thân mật của GV với từng em HS trên cơ sở tôn trọng nhân cách của các em trong học tập.
- Thông qua giao việc cụ thể cho từng HS, buộc HS phải tích cực hoạt động, tự mình phát hiện ra kiến thức. Tâm lí học hiện đại đã chỉ ra rằng, chỉ có hoạt động tích cực của cá nhân mới là cơ sở của sự hoàn thành tồn bộ nhân cách của HS, vì vậy cần coi trọng việc cá thể hóa học tập.
- Hình thức học tập này cũng phù hợp với chương trình học tập dành cho các lớp ghép.
Nhược điểm:
- Trong một số tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này vì ảnh hưởng đến việc hồn thành nội dung bài học.
d. Dạy học ngoài lớp:
Dạy học ngồi lớp là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mơi trường sống. Các bài học ngồi thiên nhiên giúp cho HS quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà khơng có loại đồ dùng dạy học, hoặc lời miêu tả nào của GV có thể sánh được về mặt trực quan, từ đó hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới TN - XH xung quanh.
Ưu điểm:
- Một số PPDH TN - XH khó thích hợp với không gian chật hẹp của lớp học. Tổ chức dạy học ngồi lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các PPDH (quan sát thiên nhiên, các trò chơi…) dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS.
- Tổ chức tiết học ngoài lớp sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN - XH xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát, và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy.
- HS điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
- Những hoạt động ngồi lớp cịn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.
Nhược điểm:
- GV khó có thể quản lí tốt HS.
- Mơi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS. - GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết quả của tiết học.
e. Tham quan:
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp cho HS tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình.
Các buổi tham quan giúp cho HS thấy được sự vật, hiện tượng trong môi trường TN - XH phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với những điều đã học được trên lớp, từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết của HS, gây hứng thú học tập.
Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh nhằm giúp các em vừa có biểu tượng sinh động cụ thể, vừa bổ sung, mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài nhà trường. Các em cũng có điều kiện vận dụng kiến thức học tập vào đời sống.
- Giúp HS có điều kiện tiếp cận với thực tiễn để nhận thức các quy tắc giao tiếp xã hội, tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng.
- Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi moi trường, góp phần giáo dục thể chất cho HS.
Nhược điểm:
- GV khó có thể quản lí tốt HS.
- GV tốn nhiều thời gian trong việc lên kế hoạch tổ chức, tìm địa điểm cũng như là ý nghĩa giáo dục của chuyến đi tham quan muốn hướng đến HS.
- Mơi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS
Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, có chức năng và vai trị nhất định trong giáo dục, song giữa các hình thức tổ chức dạy học ln có sự liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó hình thức dạy học trên lớp là hình thức dạy học cơ bản.