8. Cấu trúc đề tài
1.5. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp12 (hiện hành) ở
trường THPT
Chương trình mơn Địa lí lớp 12 cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí Tổ quốc. Về cơ bản trong chương trình Địa lí lớp 12 khơng có sự khác biệt giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí vùng và Địa lí địa phương. Mỗi phần có một vai trị nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hồn chỉnh về địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí ở THCS. Cụ thể như sau:
Phần Địa lí tự nhiên
+ Về mặt lý thuyết, phần này gồm có 4 nội dung:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa: Trình bày những đặc điểm và giới hạn của vị trí địa lí Việt Nam. Từ nội dung đó học sinh cần nắm bắt được ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam đối với sự hình thành đặc điểm chung nhất của tự nhiên Việt Nam, lịch sử hình thành lãnh thổ, ý nghĩa về mặt kinh tế, văn hoá - xã hội và Quốc phòng. Nhận thức của học sinh về những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí.
- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ: Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái đất (đó là quá trình lâu dài và phức tạp), nằm trong lịch sử kiến tạo chung của khu vực Đông nam Á, chịu ảnh hưởng của các đơn vị kiến tạo xứ nền Hoa nam và xứ Địa máng Đông Dương trong quan hệ với Địa máng Tây Vân Nam. Chính mối quan hệ này tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: Khái quát 4 đặc điểm cơ bản đó là:
Đất nước nhiều đồi núi.
Thiên nhiên có tính chất bán đảo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Thiên nhiên có sự phân hố đa dạng theo yếu tố và theo vùng.
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Giúp học sinh nắm được các nội dung:
Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đa dạng, sự suy giảm tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) và bảo vệ môi trường.
Ngồi ra chương trình mới cịn bổ sung thêm một số kiến thức về thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống (bão, lũ lụt, sạt lở đất đá, động đất…). Mặt khác giúp học sinh tìm hiểu chính sách về tài ngun và mơi trường của Việt Nam.
+ Về mặt thực hành: Chương trình chuẩn gồm 2 bài vẽ lược đồ Việt Nam và đọc bản đồ địa hình. Chương trình nâng cao gồm 5 bài mở rộng cả về nội dung và kĩ năng thực hành.
Phần Địa lí dân cư
+ Về mặt lý thuyết: Nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 12 đề cập đến 3 nội dung:
- Đặc điểm dân cư bao gồm nhiều dân tộc, đông dân và gia tăng nhanh. Phân bố dân cư chưa hợp lí.
- Lao động và việc làm: nguồn lao động và việc sử dụng lao động,vấn đề việc làm. - Đơ thị hố: đặc điểm và mạng lưới đơ thị.
Ngồi ra chương trình SGK Địa lí lớp 12 nâng cao cịn đề cập đến chất lượng cuộc sống. Giúp học sinh nắm được các khái niệm, chỉ tiêu, nhận định về chất lượng cuộc sống không đều giữa các vùng.
+ Về mặt thực hành: Chỉ gồm một bài rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ.
Phần Địa lí kinh tế
+ Về mặt lí thuyết: Bao gồm nhiều nội dung: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Địa lí các ngành kinh tế bao gồm một số vấn đề nổi bật về phát triển và phân bố các ngành kinh tế nước ta (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
- Địa lí các vùng kinh tế: trình bày các vấn đề nổi cộm của các vùng kinh tế nước ta:
Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam Bộ.
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sơng Cửu Long.
Ngồi ra, nội dung chương trình SGK mới cịn đề cập vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phịng ở Biển Đơng và các đảo, quần đảo; các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Về mặt thực hành: Gồm nhiều bài gắn với các nội dung lý thuyết, rèn luyện các kĩ năng: đọc bản đồ, Atlat, phân tích bảng số liệu, phân tích các mối quan hệ kinh tế - xã hội, biểu đồ…
Phần Địa lí địa phương
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố, làm quen kĩ năng chuẩn bị và viết báo cáo về tình hình địa phương.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy học địa lí theo chủ đề, trong đó các khái niệm về năng lực, chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, dạy học theo chủ đề… đều được làm rõ; Tác giả luận văn cũng đã thực hiện những nghiên cứu, khảo sát để đánh giá được thực trạng dạy học nói chung, dạy học địa lí theo chủ đề nói riêng ở một số trường THPT ở tỉnh Điện Biên; phân tích được đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 12, trong đó có cập nhật về chương trình mơn địa lí 2018. Những kết quả nghiên cứu đó, là cơ sở quan trọng để thực hiện những nghiên cứu cụ thể ở chương 2: Qui trình thiết kế chủ đề dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương 2
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Yêu cầu thiết kế
- Đảm bảo các nguyên tắc dạy học: tính khoa học và tính vừa sức đối với học
sinh, tính hệ thống, tính giáo dục, tính tự lực và sự phát triển tư duy cho học sinh.
- Phù hợp với nội dung chương trình mơn Địa lí.
- Xây dựng chủ đề cần đơn giản, lôi cuốn tạo sự hấp dẫn cho học sinh về nội
dung lẫn hình thức.
- Xây dựng chủ đề cần dựa trên các phương pháp dạy học, kỹ thuật, hình thức
tổ chức dạy học tích cực. Đảm bảophát triển năng lực cần thiết của học sinh thông qua các hoạt động.
- Đảm bảo các mục tiêu của bài học.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế hoạt động dạy học hấp
dẫn, sinh động.
2.2. Quy trình thiết kế
Bước 1. Xác định tên chủ đề, thời lượng thực hiện
- Xác định tên chủ đề: căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học, giáo viên tổ nhóm chun mơn rà sốt nội dung chương trình, SGK hiện hành để điều chỉnh, sắp xểp hợp lý những nội dung trong SGK của từng môn học, tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau có mối liên hệ về lí luận, thực tiễn từ đó cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành chủ đề dạy học (giáo viên chịu trách nhiệm về tính khoa học, tính logic, đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, phù hợp đối tượng học sinh.
- Thời lượng: Số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng mơn sau khi biên soạn lại có chủ đề khơng vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện hành.
Bước 2: Xác định nội dung chủ đề
- Lựa chọn nội dung từ các bài viết trong sách giáo khoa của một mơn học hoặc các mơn học có liên quan để xây dựng chủ đề dạy học.
- Nội dung chủ đề phù hợp trình độ học sinh, đảm bảo mục tiêu, phù hợp với nội dung của môn học và phù hợp với thực tế.
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực
- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành. - Xác định năng lực phẩm chất có thể hình thành cho học sinh.
Bước 4. Xác định phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức và phương tiện, thiết bị dạy học
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh mà giáo viên chủ động lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp: Nêu vấn đề, theo hợp đồng, theo dự án... Đặc biệt cần chú ý áp dụng đúng quy trình, các bước thực hiện của các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực theo quy định.
- Hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào các nội dung của chủ đề, đối tượng học
sinh, điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp cho từng tiết của chủ đề: dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm, ngồi trời, tham quan…
- Thiết bị dạy học: Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phịng học bộ mơn và thư viện nhà trường, tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lý thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành, khơng gắn với thực tiễn.
Bước 5. Xây dựng bảng mô tả, biên soạn câu hỏi /bài tập
Trên cơ sở mục tiêu chung của chủ đề tổ nhóm chun mơn cụ thể hóa các mục tiêu cho từng nội dung theo cấp độ nhận thức ở bảng sau:
Nội dung/chủ
đề/chuẩn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
ND1
ND2
Biên soạn câu hỏi /bài tập:
Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định được mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở
đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.
Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Trong một chủ đề có nhiều tiết học thì có thể soạn chung, khơng phải tách ra theo từng tiết, không phải lặp lại những phần chung (như: mục tiêu chung của chủ đề, yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ... những nội dung này chỉ ghi một lần nhưng đã phản ánh đầy đủ cho cả chủ đề).
Chủ đề có nhiều tiết học thì giáo viên chủ động phân phối thời lượng, kiến thức phù hợp theo đối tượng học sinh, việc ghi sổ đầu bài theo thứ tự tiết trong phân phối chương trình.
Bước 7. Thử nghiệm
- Tổ chức dạy thử nghiệm chủ đề đã xây dựng. - Sau khi dạy thử nghiệm, giáo viên rút kinh nghiệm. - Chỉnh sửa chủ đề và thực hiện đại trà.
2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo chủ đề
2.3.1. Các phương pháp dạy học
Việc xác định các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học.
Mỗi PPDH đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kĩ năng, thái độ. Khơng có phương pháp nào là vạn năng, chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các PPDH khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng PPDH nào cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Dạy học hướng tập trung vào học sinh.
Một số phương pháp dạy học tích cực cần áp dụng trong dạy học Địa lí 12
+ Phương pháp thảo luận: là PP trong đó học sinh mạn đàm, trao đổi với
nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức. PP thảo luận trong dạy học đề cao sự hợp tác; các hoạt động của mỗi cá nhân trong lớp được tổ chức phối hợp theo chiều đứng (thầy - trò) và theo chiều ngang (trò - trò) để đạt mục tiêu chung. Để phương pháp thảo luận tiến hành đạt kết quả tốt, cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên chọn những nội dung học tập có cơ hội thuận lợi cho thảo luận. Đó là các nội dung gây ra nhiều ý kiến khác nhau. Những nội dung này thường có liên hệ với các vấn đề thực tiễn mà học sinh đã có một số vốn tri thức nhất định, hoặc liên quan đến những bài học trước. Ngoài ra, thảo luận thường được tiến hành nhiều với kênh hình trong SGK.
- Chuẩn bị các vấn đề đưa ra cho học sinh thảo luận, dự kiến trước các tình huống có thể nảy sinh trong quá trình thảo luận và các phương án giải quyết.
- Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự giác, không ỷ lại và ý thức tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, bổ sung ý kiến của bạn trong nhóm, lớp.
- Việc thảo luận không thể tiến hành trong toàn bộ tiết học; một mặt vì thời lượng có hạn; mặt khác để phù hợp với nội dung dạy học, trong mỗi bài học cần có nhiều PPDH khác nhau được sử dụng.
Ví dụ: khi dạy bài 16 “Đặc điểm dân số phân bố dân cư” giáo viên nêu yêu cầu: Chứng minh Việt Nam là nước đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc.
HĐ Theo cặp. thảo luận nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành các cặp nhóm 2 HS/ bàn yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK mục 1, kết hợp quan sát Át lat Địa lí VN T15 và kiến thức đã học, em hãy chứng minh:
- VN là nước đơng dân. - Có nhiều thành phần dân tộc
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội? Bước 2: HS các cặp nhóm trao đổi thảo luận trong 3 phút.
GV: Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
+ Phương pháp động não: Là PP trong đó người học được khích thích suy
nghĩ, bằng cách được thu thập ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó mà khơng tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Để PP động não đạt hiệu quả dạy học cao cần chú ý một số điểm sau:
- Nêu ra trước học sinh các vấn đề có khả năng tạo cơ hội bộc lộ nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau.
- Các ý kiến của học sinh đều phải được tôn trọng và tập hợp, dù cho ý kiến đó có thể khơng hồn tồn hợp lý.
Ví dụ: khi dạy bài 18 “Đơ Thị Hóa” giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Đông Nam
Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta? GV có thể vận dụng kĩ thuật này như sau:
- Bước 1: GV yêu cầu HS động não viết ra giấy những nguyên nhân giúp Đơng Nam Bộ có tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta.
- Bước 2: HS sẽ trình bày kết quả động não của mình đến khi hết các ý kiến. - Bước 3: GV sẽ thu thập ý kiến của HS, nhận xét, chuẩn lại kiến thức.
+ Phương pháp tranh luận: Trong bài học Địa lí có một số vấn đề có thể làm