Đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 54 - 55)

8. Cấu trúc đề tài

2.5. Đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề

Để đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề, qua thực tế giảng dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận

Kiểm tra viết dạng tự luận là phương pháp dùng bài kiểm tra viết dạng tự luận để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được ở một lĩnh vực cụ thể. Một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường mức ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải mức nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, cho phép một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đặt ra.

b. Phương pháp trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp dùng bài trắc nghiệm khách quan để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được các mục tiêu đặt ra.

c. Phương pháp kiểm tra vấn đáp

Là phuơng pháp hỏi và đáp giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã đuợc tích luỹ trong cuộc sống.

d. Phương pháp quan sát

Quan sát (nói chung) là thu thập thơng tin về đối tượng nào đó bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố có liên quan trực tiếp đến đối tượng.

Trong dạy học, quan sát trực tiếp và có hệ thống là để thu thập thông tin đánh giá học sinh chủ yếu về kĩ năng, thái độ.

Hiện nay ở các trường THPT việc dạy học và thay đổi PPDH đã được triển khai, trong đó dạy học theo chủ đề đã thu được những kết quả nhất định. Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực theo chủ đề của giáo viên trong dạy học Địa lí, năm 2019-2020 tác giả khảo sát về việc thay đổi PPDH và sử dụng dạy học theo chủ đề của GV Địa Lí tại 3 trường thuộc huyện Điện Biên. Tác giả sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kết hợp với biên bản dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên. Qua đó tác giả rút ra được nhận định khái quát về thực trạng dạy học, sử dụng PPDH và dạy học theo chủ đề của GV qua dạy học Địa lí như sau:

Phương pháp Mức độ sử dụng

Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng

1. Quan sát 15 (75%) 5 (25%) 0 2. Thực nghiệm 16 (80%) 4 (20%) 0 2. Thực nghiệm 16 (80%) 4 (20%) 0 3. Thảo luận nhóm 16 (80%) 4 (20%) 0 4. Đàm thoại 14 (70%) 6 (30%) 0 5. Thuyết trình 17 (85%) 3 (15%) 0 6. Giải quyết vấn đề 19 (95%) 1 (5%) 0 7. Truyền đạt 12 (60%) 8 (40%) 0 8. Đóng vai 4 (20%) 13 (65%) 3 (15%) 9. Kể chuyện 10 (%) 7 (%) 3 (15%) 8. Điều tra 7 (35%) 12 (60%) 1 (5%)

Đa số GV đều sử dụng linh hoạt các PPDH và đạt hiệu quả, tuy nhiên một bộ phận giáo viên còn ngại thay đổi và áp dụng các PPDH vì 1 số nguyên nhân khách quan: Trình độ nhận thức của học sinh khơng đồng đều, cơ sở trang thiết bị cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)