THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 96 - 100)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề về dạy học. Trong luận văn bày, thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của cơ sở lý luận và thực tiễn về “Thiết kế chủ đề dạy học Địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Điện Biên”. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá tính khả thi của đề tài để áp dụng vào thực tế tại tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý lớp 12 THPT, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: - Chọn trường thực nghiệm.

- Chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng.

- Thu thập thông tin để lấy ý kiến của giáo viên và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.so sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để thấy sự khác biệt giữa dạy học thông thường và dạy học theo chủ đề.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm, đưa ra kết luận khẳng định dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả cao.

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm

- Trong quá trình thực nghiệm, cần phải đảm bảo tính khách quan, khoa học của nội dung kiến thức và kết quả của quá trình thực nghiệm. Đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của từng trường.

- Không sử dụng thực nghiệm một cách tràn lan, phải chọn nội dung vấn đề then chốt để thực nghiệm.

- Cần nắm chắc các ưu điểm và hạn chế của mỗi PPDH để sử dụng phù hợp với chủ đề dạy học.

- Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ về mục đích, đối tượng, lớp thực nghiệm.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

Để đánh giá được tính khả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát và cho HS làm kiểm tra trước và sau tới lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, còn ở lớp đối chứng dạy học theo cách truyền thống.

Mỗi bài học khi dạy xong, tiến hành kiểm tra kết quả học tập và đánh giá khách quan sự phát triển của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Mỗi vấn đề, đánh giá cả trên ba phương diện: kiến thức, kĩ năng và năng lực giải quyết vấn đề.

Trong quá trình thực hiện, sử dụng các phương pháp sau:

- Trước hết, sử dụng nhóm phương pháp đo lường và thu thập dữ liệu. Trong phương pháp này, sử dụng các tham số tốn học như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để so sánh, đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Cụ thể:

+ Tính giá trị trung bình: Áp dụng cơng thức:

1 1 n i i i X f x n    Trong đó: X: giá trị trung bình cộng n: số HS i

x : giá trị điểm số fi: tần số của xi

Đồng thời, xử lí qua phiếu quan sát năng lực giải quyết vấn đề của giáo viên, phiếu tự đánh giá năng lực của học sinh và phiếu đánh giá đồng đẳng về năng lực giải quyết vấn đề.

Sau khi có kết quả, tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận về tính khả thi của nghiên cứu. Ở đây, ta dựa trên dùng phương pháp toán thống kê và phần mềm Microsoft Exel để xử lí số liệu sau thực nghiệm và tiến hành các bài kiểm tra theo thang điểm 10 sau tác động của các bài ở hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm để đánh giá kết quả, tính khả thi của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học.

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Trường thực nghiệm

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm ở 3 trường trong huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.

- Trường THPT Thanh Nưa.

- Trường THPT Nội trú huyện Điện Biên. - Trường THPT huyện Điện Biên.

3.4.2. Bài thực nghiệm

Chủ đề: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ. Chủ đề: Địa lý dân cư.

Chủ đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp.

3.4.3. Dạy thực nghiệm

Sau khi được chuyển giáo án (kế hoạch dạy học) thực nghiệm và giáo án giáo viên tự chuẩn bị, giáo viên ở các trường cùng tiến hành tổ chức giảng dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sau đó, cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả học tập và đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề của các em.

Trong quá trình thực hiện, tác giả chuyển 03 giáo án thực nghiệm cho các thầy cô giáo ở các trường tiến hành. Cụ thể:

Bài thực nghiệm số 1:

Chủ đề: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ. do các thầy cô giáo dạy sau:

- Cô giáo Lê Xuân Kim - Trường THPT Thanh Nưa dạy thực nghiệm là lớp 12C1 vào tháng 9/2019, lớp đối chứng là lớp 12C2 vào tháng 9/2019.

- Tác giả dạy thực nghiệm lớp 12C3 vào tháng 9/2019, lớp đối chứng 12C2 vào tháng 9/2019 tại Trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên

* Bài thực nghiệm số 2:

Chủ đề: Địa lý dân cư

Do các thầy cô giáo dạy sau:

- Cơ giáo Lị Thị Nương - trường PTDT nội trú huyện Điện Biên dạy thực nghiệm là lớp12A1 vào tháng 1/2020, lớp đối chứng là lớp 12A2 vào tháng 1/2020.

- Tác giả dạy thực nghiệm lớp 12C1 vào tháng 1/2020, lớp đối chứng 12C3 vào tháng 1/2020 - tại Trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên

* Bài thực nghiệm số 3:

Chủ đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Do các thầy cô giáo dạy sau:

- Cô giáo Nguyễn Thị Cúc - Trường THPT huyện Điện Biên dạy thực nghiệm là lớp 12C1 vào tháng 2/2020, lớp đối chứng là lớp 12C2 vào tháng 2/2020.

- Tác giả dạy thực nghiệm lớp 12C1 vào tháng 2/2020, lớp đối chứng 12C3 vào tháng 2/2020 tại Trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên.

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dạy học theo chủ đề, qua thực tế giảng dạy, tơi thấy có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau:

+ Ưu điểm: Nhiệm vụ học tập được giao cho HS, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là hiểu, biết,

vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Kiến thức cũng không chỉ là kiến thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào.

+ Giữa các bài học trong chương trình (cùng một khối lớp hoặc trong những khối lớp của bậc THPT) có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, GV dễ dàng trong việc chọn chủ đề để xây dựng chủ đề dạy học.

+ Bộ mơn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức HS học tập.

+ Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế.

- Khó khăn:

+ Khơng có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.

+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian.

+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập cịn q ít. Khả năng tự học hạn chế đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.

Để thấy được sự thay đổi về năng lực của học sinh, tác giả tiến hành kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Kết quả như sau:

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh trước khi thực nghiệm

- Đánh giá trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm qua bài kiểm tra 15 phút, tổng hợp có bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh điện biên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)