Nguyên tắc để thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế các tình huống dạy học trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm vyond (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc đề tài

2.1. Nguyên tắc để thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và

2.1. Nguyên tắc để thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond Xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond

Để thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond cần đảm bảo các nguyên tắc sau

Thứ nhất: Đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm 6 chủ đề, mỗi chủ đề lại chia ra làm nhiều mạch nội dung khác nhau, tương ứng với từng mạch nội dung là các yêu cầu cần đạt, trong một mạch nội dung có thể có một hoặc nhiều yêu cầu cần đạt. Vì vậy cần lựa chọn các yêu cầu cần đạt phù hợp thiết kế các tình huống học tập bám sát theo nội dung môn học.

Ví dụ: Trong chủ đề “Trường học” gồm 4 mạch nội dung chính: Cơ sở vật chất của lớp học và trường học; Nhiệm vụ và hoạt động của các thành viên trong lớp học và trong trường học; Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học; An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp. Yêu cầu cần đạt của từng mạch nội dung được mô tả thông qua bảng sau:

Dựa vào yêu cầu cần đạt, trong chủ đề “Trường học” chúng tôi đã thiết kế tình huống học tập cho yêu cầu cần đạt: “Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; Biết lựa chọn những trò chơi an toàn” nằm trong nội dung “An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp”. Vì mạch nội dung này liên quan trực tiếp đến các hoạt động thường ngày diễn ra tại trường học, giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để bảo vệ bản thân, giúp mình và những người xung quanh tránh xa những điều nguy hiểm, do đó việc thiết kế các tình huống học tập trong trường hợp này là hợp lý và cần thiết để giúp các em chủ động lĩnh hội các kiến thức và hình thành các kĩ năng.

Bảng 2.1: Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề “Trƣờng học” trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Cơ sở vật chất của lớp học và trường học

- Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học.

- Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh, ...

- Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học.

Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học

- Xác định được các thành viên trong lớp học, trường học và nhiệm vụ của một số thành viên.

- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường.

Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học

- Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. An toàn khi vui chơi ở

trường và giữ lớp học sạch đẹp

- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.

Thứ hai: Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học.

Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, khả năng đọc hiểu còn hạn chế, các em chưa thể đọc lưu loát và hiểu được câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Chính vì vậy yêu cầu về lời thoại ngắn gọn, dễ hiểu là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bên cạnh đó tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cần có nội dung gần gũi với cuộc sống của học sinh; Màu sắc tươi sáng; Nhân vật sinh động… để đảm bảo việc gây được sự chú ý cũng như hứng thú của các em.

Ví dụ: Khi thiết kế tình huống giúp học sinh biết lựa chọn những trò chơi an toàn trong giờ nghỉ, dựa vào tiêu chí phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học chúng tôi đã xây dựng bối cảnh tại cầu thang lên xuống khu nhà hai tầng nơi các em thường xuyên qua lại cùng các bạn nhỏ với lời thoại nhí nhảnh, đáng yêu và dễ hiểu.

Hình 2.1: Hình ảnh các bạn nhỏ đang rủ nhau chơi các trò chơi

Thứ ba: Các tình huống trong học tập phải đảm bảo phù hợp với thời lượng của bài học và của từng hoạt động.

Không thể phủ nhận được những tác động tích cực mà tình huống học tập đem lại đối với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng cũng như trong dạy

học nói chung. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng tình huống trong quá trình dạy học hay các tình huống quá dài sẽ làm tiết học trở nên nhàm chán, không gây được hứng thú cho người học. Chính vì vậy không phải mạch nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt nào cũng có thể xây dựng và thiết kế các tình huống dạy học. Quan trọng hơn hết là các tình huống cần có thời lượng phù hợp với thời gian của tiết học cũng như của hoạt động chứa đựng tình huống đó. Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo tình huống dạy học là công cụ để gây hứng thú cho học sinh, thay thế cho các nội dung kiến thức dưới đoạn văn bản dài, từ đó học sinh hoạt động, suy nghĩ để rút ra những kiến thức và kĩ năng cần đạt. Hoặc trong một vài trường hợp, tình huống là hình mẫu để học sinh noi theo. Như vậy, tình huống chỉ chiếm một phần trong toàn bộ tiết học chứ không phải toàn bộ tiết học là một tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế các tình huống dạy học trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm vyond (Trang 36 - 39)