Quy trình thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế các tình huống dạy học trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm vyond (Trang 39 - 52)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Quy trình thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã

hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond

Quy trình ở đây chính là các bước xây dựng được một tình huống học tập. Trên thực tế, mỗi tình huống cần phải có những bối cảnh, nhân vật và lời thoại khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt mà giáo viên muốn đề cập đến. Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu phần mềm cũng như xây dựng rất nhiều các tình huống chúng tôi đã đưa ra quy trình thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond như sau:

Bước 1: Lựa chọn các nội dung phù hợp để thiết kế các tình huống.

Để thực hiện bước này, cần phải tìm hiểu kĩ nội dung môn học. Nắm bắt được các chủ đề cũng như yêu cầu cần đạt của từng mạch nội dung vì không phải mạch kiến thức, kĩ năng nào cũng có thể truyền đạt tới học sinh thông qua các tình huống. Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thiết kế bởi nó là nền tảng quyết định đến nội dung và chất lượng của tình huống dạy học.

Ví dụ: Với chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, trong chủ đề Trường học, chúng tôi lựa chọn mạch nội dung An toàn khi vui chơi ở trường

và giữ lớp học sạch đẹp để thiết kế các tình huống học tập bằng phần mềm Vyond. Các hoạt động diễn ra hằng ngày tại trường lớp là những hoạt động gần gũi, quen thuộc với các em học sinh, chính vì vậy việc thiết kế các tình huống học tập cho mạch nội dung này được coi là một lựa chọn hợp lí. Video tình huống sẽ tạo ra những bối cảnh giúp các em hình thành các năng lực chung, năng lực khoa học, kĩ năng giữ vệ sinh trường, lớp; biết lựa chọn trò chơi bổ ích và an toàn khi vui chơi ở trường

Bước 2: Xác định mục tiêu và xây dựng kịch bản tình huống.

Sau khi lựa chọn được nội dung, giáo viên có thể xác định mục tiêu và tiến hành xây dựng kịch bản tình huống theo các nội dung đã chọn dựa trên các tiêu chí như: Đảm bảo thể hiện được các kiến thức khoa học, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh đầu cấp tiểu học; Phù hợp với thời gian tiết học và thời gian của các hoạt động diễn ra trong tiết học đó.

Ví dụ: Trong bài học có nội dung An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp, chúng ta có thể xác định mục tiêu: “Học sinh phân biệt được một số trò chơi an toàn và không an toàn, từ đó biết tránh các trò chơi không an toàn để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm” để xây dựng kịch bản video tình huống học tập. Nội dung tình huống xoay quanh một bạn học sinh lớp 1 đứng trước lựa chọn tham gia chơi cùng hai nhóm bạn, một nhóm chơi các trò chơi an toàn và một nhóm chơi các trò nguy hiểm. Tình huống xảy ra cần học sinh phân tích, đưa ra cách giải quyết tình huống thông qua hệ thống các câu hỏi để từ đó rút ra bài học cho bản thân. Bối cảnh một học sinh lớp một được các bạn rủ tham gia các trò chơi là tình huống thường xuyên xảy ra trong thực tiễn. Kịch bản trên vừa đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, vừa đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của giờ học, môn học đồng thời lại giúp các em tăng cường các kĩ năng, kiến thức cần thiết để vận dụng vào thực tế cuộc sống nếu bản thân rơi vào tình huống tương tự. Dựa vào

kịch bản này chúng tôi xây dựng một video hoạt hình có thời gian 2 phút với những bối cảnh, nhân vật, hành động, lời thoại cuốn hút để sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

Bước 3: Sử dụng phần mềm Vyond để thiết kế các tình huống.

Đây là bước đưa các nội dung tình huống đã được thiết kế dưới dạng văn bản ở bước 2 thành các video hoàn chỉnh. Bước này được diễn ra theo các trình tự sau:

Đầu tiên, cần đăng nhập vào tài khoản Vyond và chọn “MAKE A VIDEO” ở phía trên, bên phải màn hình máy tính để bắt đầu việc thiết kế video tình huống. (Hình 2.2)

Hình 2.2: Biểu tƣợng “MAKE A VIDEO”

Sau đó lựa chọn các kiểu mẫu video có sẵn phù hợp với tình huống từ kho công cụ của phần mềm Vyond bằng cách ấn vào biểu tượng “SELECT STYLE” trên màn hình. (Hình 2.3)

Hình 2.3: Các mẫu video trong phần mềm Vyond

Sau khi lựa chọn được mẫu video phù hợp, chúng ta tiến hành dựng từng bối cảnh cho video. Ấn chuột trái vào vị trí dấu “+” sau đó chọn “Choose Templates” nếu muốn tạo các bối cảnh có sẵn như trường học, bệnh viện, trạm xe bus… Chọn “Continue Last Scene” nếu muốn lặp lại bối cảnh vừa chọn trước đó. (Hình 2.4)

Hình 2.4: Cách lựa chọn các bối cảnh

Trong trường hợp các bối cảnh có sẵn trong kho công cụ của phần mềm Vyond không phù hợp với kịch bản tình huống ta cần chọn “Add Blank Scene”

để tạo 1 bối cảnh trống, sau đó ấn chuột trái vào biểu tượng “Props” ở phía trên, góc trái của màn hình và lựa chọn các tòa nhà, cây cối, con vật … theo ý muốn để xây dựng bối cảnh phù hợp. (Hình 2.5)

Hình 2.5: Biểu tƣợng “Props”

Sau khi xây dựng được bối cảnh theo ý muốn, chúng ta tiến hành xây dựng các nhân vật theo kịch bản tình huống. Ấn chuột trái vào biểu tượng “character” Góc trên, phía trái của màn hình (Hình 2.6) một hệ thống các nhóm nhân vật sẽ hiện ra (Hình 2.7). Nếu muốn tạo nhân vật là những bạn nhỏ hay người dân mặc các trang phục thường ngày ta chọn “CASUAL” và sau đó lựa chọn nhân vật mà mình muốn. Nếu muốn tạo nhân vật là y tá hoặc bác sĩ ta chọn “HEALTHCARE”…

Hình 2.6: Biểu tƣợng “Character”

Tiếp đến là tạo hành động, lời nói và biểu cảm của nhân vật. Ở phần này tùy vào mục đích của tình huống giáo viên có thể tạo bóng nói, bóng hình… để mô tả lời thoại và suy nghĩ của nhân vật giúp video tình huống sinh động hơn.

Để tạo hành động cho nhân vật như: đi, đứng, ngồi… trước tiên ta ấn chuột phải vào nhân vật mình muốn tạo hành động rồi chọn biểu tượng “actions” tại góc phải, phía trên của màn hình (Hình 2.8). Sau đó một hệ thống các nhóm hành động sẽ hiện ra (Hình 2.9). Tùy vào kịch bản, ta sẽ lựa chọn nhóm hành động và hành động phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo hành động “chơi bóng đá” cho nhân vật bạn thao tác như sau: Chọn chuột trái vào nhân vật => Chọn “actions” => Chọn nhóm hành động “SPORTS” => Chọn nhân vật có hành động đá bóng.

Hình 2.9: Các nhóm “hành động” hiện ra sau khi chọn “actions”

Có thể thay đổi biểu cảm trên gương mặt nhân vật bằng cách: Chọn nhân vật mà bạn muốn thay đổi biểu cảm => Chọn biểu tượng “Expression” ở góc phải, phía trên của màn hình => Chọn biểu cảm mà bạn muốn trong danh sách vừa hiện ra.

Sau khi xây dựng xong bối cảnh, nhân vật và các hành động phù hợp với từng nhân vật ta tiến hành lồng tiếng cho nhân vật theo kịch bản đã xây dựng ở bước 2 bằng cách: Ấn chuột phải vào nhân vật muốn lồng tiếng => chọn biểu tượng “Dialog” ở góc phải, phía trên của màn hình => Chọn “ADD DIALOG” => Chọn “Mic Recording” để lồng tiếng trực tiếp cho nhân vật.

Hình 2.11: Biểu tƣợng “Dialog”

Cuối cùng chọn “PREVIEW” để chạy thử video tình huống, chỉnh sửa lại cho hoàn thiện và chọn “SAVED” để lưu video.

Ví dụ: Với nội dung tình huống giúp học sinh phân biệt được một số trò chơi an toàn và không an toàn khi ở trường, từ đó biết tránh các trò chơi không an toàn để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. Chúng tôi thiết kế một video tình huống với thời gian 1 phút, theo các thao tác đã nêu ở trên, có thể mô phỏng sản phẩm qua các hình ảnh sau:

Vào giờ ra chơi, nhóm của Hoa rủ Dũng đi chơi đá cầu còn nhóm của Toàn lại rủ Dũng đi trượt cầu thang

Trò chơi trượt cầu thang của bạn Toàn cũng rất thú vị

Cuối video là câu hỏi tình huống: “Nếu em là bạn Dũng, em sẽ chọn trò chơi nào? Vì sao?

Bước 4: Xây dựng kịch bản dạy học gắn với các video tình huống được thiết kế.

Ở bước này giáo viên nghiên cứu toàn bộ mạch nội dung trong chủ đề để lập dàn ý kế hoạch bài học nhằm sắp xếp các video tình huống gắn với các hoạt động học tập cụ thể. Đây là bước cụ thể hoá mục tiêu của việc sử dụng các video trong tiến trình dạy học, giúp giáo viên khai thác tốt mục đích sử dụng của các tình huống học tập trong các bước khám phá, hình thành kiến thức mới hay thực hành, vận dụng kiến thức đã học…

Ví dụ: Khi xây dựng dàn ý kế hoạch cho bài: “An toàn khi vui chơi ở

trường và giữ lớp học sạch đẹp” nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt: “Biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn” chúng tôi đã sắp xếp video tình huống gắn với

Tiến trình

bài học Mục tiêu Phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học

Hoạt động 1 Biết một số trò chơi thường diễn ra ở trường, lớp. Phân biệt được những trò chơi nên hay không nên tham gia để giữ an toàn khi vui chơi ở trường.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình huống học tập qua video được thiết kế bởi phần mềm Vyond.

- Đàm thoại cả lớp theo các câu hỏi:

Các bạn nhỏ trong video chơi những trò chơi gì?

Nếu em là Lâm em sẽ không tham gia trò chơi nào? Vì sao?

Hoạt động 2 Liên hệ rút ra bài học thực tế cho bản thân.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi liên hệ:

1. Ở trường em thường tham gia những trò chơi nào? Em thấy đó là những trò chơi an toàn hay không?

Hoạt động 3 Phân biệt được các trò chơi an toàn và không an toàn (nguy hiểm)

- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em gắn tên các trò chơi (Giáo viên chuẩn bị sẵn) vào cột an toàn và nguy hiểm sao cho phù hợp. Nhóm thắng cuộc là nhóm gắn nhanh và đúng nhất.

Hoạt động 4 Củng cố kiến thức bài học

- Tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi bổ ích giúp các em rèn luyện sức khỏe hoặc phát triển tư duy mà không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Kết thúc trò chơi giáo viên có thể mời học sinh nêu ý nghĩa của trò chơi hoặc giáo viên giới thiệu cho cả lớp nghe về ý nghĩa của trò chơi.

Các bước nêu trên chỉ là quy trình tổng quát nhất của quá trình thiết kế các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm Vyond. Trên thực tế, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên sẽ chủ động có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế các tình huống dạy học trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sử dụng phần mềm vyond (Trang 39 - 52)