8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường
CĐSP Luangprabang, Lào
2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để khảo sát về thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Stt
Nội dung kế hoạch quản lý hoạt động tư vấn tâm lý
học đường
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
1 Thiết lập mục tiêu của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học 2.23 2.15 2.19 2.31 2.17 2.24 2 Nắm vững kế hoạch của Sở, Phòng GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học 2.36 2.27 2.2 2.3 2.2 2.25 3
Kế hoạch xây dựng website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT
2.13 2.1 2.1 2.0 2.1 2.05
4
Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, sinh viên
2.4 2.3 2.35 2.34 2.25 2.3
5
Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT trong dạy học 2.31 2.15 2.23 2.1 2.0 2.05 6 Xác định nội dung, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học 2.35 2.30 2.3 2.30 2.25 2.3 7
Hướng dẫn giáo viên xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học
2.25 2.2 2.2 2.15 2.1 2.1
Tổng chung 2.3 2.2 2.2 2.2 2.15 2.2
Từ kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy:
Đánh giá chung của các khách thể khảo sát về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào thuộc mức nhận định trung bình, không có nội dung nào được đánh giá ở mức cao. So sánh giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lý
xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào cho thấy không có sự khác biệt nhiều (MĐTH: 2.2; HQTH: 2.15). Trong đó đánh giá về từng nội dung khảo sát trong bảng 2.6 có sự khác nhau cụ thể như:
Nội dung được đánh giá cao nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là “Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, sinh viên” (MĐTH: 2.35; HQTH: 2.3), “Xác định nội dung, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học” (ĐTB: 2.3). Nội dung được đánh giá ở mức thấp hơn cả là “ Kế hoạch xây dựng website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.05), “Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT trong dạy học” (ĐTB: 2.05).
Trao đổi về vấn đề này với đồng chí Humphanh KHONSAVATH, hiệu trưởng trường CĐSP Luangprabang, chúng tôi được biết: “Ngay từ năm học 2017, khi triển khai văn bản về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tin học cho giảng viên và sinh viên. Nội dung bồi dưỡng liên quan đến các kỹ năng như: thiết kế giáo án điện tử, thiết kế bộ công cụ đánh giá sinh viên, kỹ năng khai thác học liệu qua phần mềm điện tử…. Chúng tôi đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung này mỗi học kì một lần. Tuy nhiên khó khăn của chúng tôi là phòng học được trang bị thiết bị dạy học phục vụ giảng viên ứng dụng CNTT chưa thực sự đạt yêu cầu. Hạn chế này một phần do kinh phí đầu tư cơ sở vật chất nhà trường còn nghèo.”
Qua quan sát hai tiết dạy của cô giáo Daoloy THAMNAVONG, chúng tôi nhận thấy, lớp học măc dù được trang bị máy chiếu, phông chiếu song máy chiếu quá cũ nên hình ảnh bị mờ, hệ thống loa mic không ổn định. Hệ thống Internet không có ở giảng đường nên sinh viên không thể khai thác tài liệu qua mạng để phục vụ hoạt động thảo luận..
Như vậy: Trong quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trường CĐSP Luangprabang đã có sự quan tâm bước đầu, tuy nhiên còn nhiều những bất cập và hạn chế. Trong đó khó khăn nhất được CBQL, GV nhận định đó là Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT trong dạy học, Kế hoạch xây dựng
website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT, Hướng dẫn giáo viên xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học. Những khó khăn, hạn chế và yếu kém này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai tổ chức và thực hiện cũng như hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.
2.3.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để khảo sát về thực trạng tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Stt
Tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
1
Thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo
2.34 2.4 2.37 2.3 2.35 2.3
2
Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai và thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT 2.4 2.32 2.36 2.2 2.25 2.2 3 Xây dựng các các qui định về ứng dụng CNTT 2.37 2.35 2.36 2.23 2.3 2.26 4 Tổ chức các hội nghị, cuộc họp để triển khai văn bản liên quan ứng dụng CNTT
2.33 2.27 2.3 2.3 2.25 2.3
5
Quán triệt tới giáo viên mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT trong từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ
Stt
Tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
6
Triển khai các hoạt động trên cơ sở mục tiêu, nội dung, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học đã xây dựng
2.37 2.30 2.335 2.35 2.25 2.3
7
Giám sát quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học, rút kinh nghiệm
2.4 2.3 2.35 2.32 2.25 2.28 8 Tổ chức phối hợp các lực lượng trong các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học 2.15 2.03 2.09 2.0 1.9 1.95 Tổng chung 2.3 2.27 2.3 2.2 2.2 2.2 Từ bảng 2.7 cho thấy:
Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên ở trường CĐSP Luangprabang ở mức trung bình. Trong đó mức độ thực hiện có điểm trung bình cao hơn hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.3; HQTH: 2.2). Ở từng nội dung cụ thể, cho thấy có sự khác biệt. Cụ thể:
Những nội dung được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện là “Thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo” (ĐTB: 2.4), “Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai và thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.36), “Xây dựng các các qui định về ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.36), “Giám sát quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học, rút kinh nghiệm” (ĐTB: 2.35). Tuy nhiên, những nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình về hiệu quả thực hiện.
Trao đổi vấn đề này với thầy Thongror KHUNSAVATH, hiệu phó phụ trách chuyên môn, chúng tôi được biết: Mặc dù nhà trường rất quan tâm đến các biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học song hiệu quả chưa thực
sự như mong muốn, đặc biệt là việc “Tổ chức phối hợp các lực lượng trong các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn nhiều bất cập”. Trường CĐSP Luangprabang có một bộ phận chuyên hỗ trợ về CNTT, song do hệ thống máy móc, Internet của trường còn nhiều thiếu thốn, máy tính cũ, số máy tính mới không đủ để trang bị mỗi lớp học một máy, do đó đôi khi sự phối kết hợp giữa giảng viên với bộ phận hỗ trợ CNTT cũng gặp khó khăn.”
Từ thực trạng đó, việc tăng cường quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học trường CĐSP Luangprabang cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả quản lý. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp có tính thiết thực và khả thi. Trong đó, việc đầu tư cơ sở vật chất để có thể phục vụ tốt hơn cho giảng viên trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học được cho là một trong những khâu then chốt.
2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Tìm hiểu thực trạng chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Stt
Biện pháp chỉ đạo thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
1 Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ
ứng dụng CNTT trong dạy học 2.30 2.35 2.3 2.3 2.20 2.25
2
Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
2.21 2.0 2.1 2.1 1.98 2.04
3
Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
Stt
Biện pháp chỉ đạo thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
4
Chỉ đạo phổ biến kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học một cách sâu rộng tới các giảng viên và sinh viên
2.3 2.25 2.27 2.3 2.10 2.2
5
Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt hoạt động ứng dụng CNTT trông dạy học
1.8 1.6 1.7 1.57 1.55 1.56
7
Chỉ đạo việc lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên và sinh viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học
2.0 1.9 1.95 1.9 1.8 1.85
Tổng chung 2.13 2.0 2.1 2.05 1.9 2
Kết quả bảng 2.8 cho thấy Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào được đánh giá ở mức trung bình. Có sự thống nhất giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện việc chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên. Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức trung bình. Không có nội dung nào đạt mức cao và thấp. Đi sâu vào từng nội dung cụ thể, cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mức độ đánh giá ở từng nội dung. Cụ thể:
Nội dung được đánh giá tốt nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là “Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học”(MĐTH: 2.3; HQTH: 2.25) và “Chỉ đạo phổ biến kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học một cách sâu rộng tới các giảng viên và sinh viên” (MĐTH: 2.3; HQTH: 2.2).
Nội dung có mức độ đánh giá thấp nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là: “Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học” (MĐTH: 1.7; HQTH: 1.56); “Chỉ đạo việc lấy
ý kiến phản hồi từ giảng viên và sinh viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học” (MĐTH: 1.95;HQTH: 1.85).
Như trên đã phân tích, mặc dù nhà trường đã triển khai kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học đến đông đảo giảng viên, mọi giảng viên đều nắm được kế hoạch của nhà trường, song do máy móc thiêu thốn, hệ thống mạng không đảm bảo nên việc phối hợp các tổ chức trong nhà trường như phối hợp giữa giảng viên với bộ phận hỗ trợ CNTT, giữa giảng viên với bộ phận khảo thí chưa thực sự hiệu quả. Việc lấy ý kiến phản hồi từ bản thân giảng viên và của sinh viên về hoạt động ứng dụng CNTT cũng được triển khai hàng kì, hàng năm đến từng lớp sinh viên và với từng giảng viên, song kết quả thu nhận được chưa phản ánh đúng những gì đang diễn ra từ thực tế. Trao đổi với em Chanhthasone VANTHAMALY, sinh viên lớp12+4 ICT(II), chúng tôi nhận được câu trả lời: “Cuối kì e thấy nhà trường có triển khai lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về giờ dạy có ứng dụng CNTT của giảng viên.Chúng em cũng đưa ra những cảm nhận của mình về giờ học trên tình thần ủng hộ và chia sẻ với các thầy cô. Nhưng em thắc mắc, liệu có trường hợp sinh viên vì không thích giảng viên mà đánh giá thấp về thầy cô thì sao?”
Trao đổi với thầy Soulisack SAYHOGTHOR, trưởng bộ phận khảo thí, thầy cho biết: “Thông thường chúng tôi lấy phản hồi của sinh viên vào cuối học kì, kết quả được xử lý bằng phần mềm thống kê. Chúng tôi có phân loại mức độ giảng viên theo tiêu chí. Tuy nhiên,chúng tôi cũng không dám chắc sinh viên có đánh giá chính xác về giảng viên không, do đó lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên chỉ là một kênh để tham khảo”.
Tóm lại, trong quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu trưởng trường CĐSP Luangprabang đã phát huy được vai trò chỉ đạo của mình. Tuy nhiên, vai trò chỉ đạo chưa được thể hiện một cách toàn diện, vẫn còn những hạn chế cả về mức độ và hiệu quả thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, triển khai, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên.
2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào
Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
Stt
Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong
dạy học
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL GV Chung CBQL GV Chung
1
Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV
2.2 2.18 2.19 2.17 2.0 2.08
2
Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV
1.6 1.52 1.56 1.55 1.5 1.52
3 Tiến hành đánh giá việc thực hiện ứng
dụng CNTT trong dạy học của GV 2.4 2.35 2.37 2.23 2.17 2.2 4 Theo dõi, giám sát hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy học của GV 2.30 2.25 2.27 2.23 2.18 2.20
5
Tổng kết, rút kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV dựa trên phản hồi của sinh viên
2.21 2.1 2.15 2.17 2.05 2.11
Tổng chung 2.14 2.08 2.10 2.07 1.98 2.02
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, việc kiểm tra , đánh gia kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên đạt mức trung bình; Có sự chênh lệch không nhiều giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.1; HQTH: 2.02). Ở từng nội dung cụ thể, có sự khác biệt về mức độ đánh giá. Cụ thể:
Nội dung “Tiến hành đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của GV” được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện (ĐTB: 2.37), tuy nhiên hiệu quả thực hiện của nội dung này đạt mức trung bình (ĐTB: 2.2); Tiếp đến là nội dung “Theo dõi, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV” (MĐTH: 2.27; HQTH: 2.2).
Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong