Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luangprabang, thành phố luang, tỉnh luangprabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao

đẳng sư phạm

1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý sinh viên Cao đẳng sư phạm

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình

cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển

dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.

1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP

Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có

nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo chủ đề, dạy theo nhóm cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin.

Đối với giảng viên: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp GV đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV. GV tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Việc sử dụng CNTT như là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại SV… được tiện lợi và nhanh chóng.

Qua tiếp xúc, làm quen, khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học mà GV đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của GV không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với SV hơn. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, GV có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với SV mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.

Tuy nhiên, mỗi GV cũng cần xác định rõ: ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của SV thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà GV sử dụng.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ GV. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành - của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học

hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi GV thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng như đổi mới phương pháp mới đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường.

Đối với sinh viên: Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp SV có nhiều cơ hội tương tác với GV để cải thiện được những quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho GV hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.

Bên cạnh đó việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho SV những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cũng như tin tức cho bài học của các em.

Đối với cán bộ quản lý: Trong quản lý, khai thác tài nguyên: Ngoài ra, CNTT còn giúp nhà trường trao đổi thông tin, quản lý, lưu trữ dữ liệu trực tuyến, giúp GV khai thác và tích lũy kiến thức thông qua việc khai thác tài nguyên trên mạng internet, sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên websile của Bộ, Sở, Phòng, ….

1.3.3. Nội dung và hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP

1.3.3.1. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP

Với mục tiêu đi tiên phong là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho sinh viên, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, SV được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang phát huy được tính ưu việt của nó. Từ những lợi ích CNTT mang lại, trong dạy học, việc ứng dụng CNTT tập trung vào một số nội dung sau:

Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng: Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Ứng dụng CNTT trong khai thác học liệu

Ứng dụng CNTT trong chia sẻ tài liệu với sinh viên và đồng nghiệp

Ứng dụng CNTT trong tương tác, trao đổi bài học với sinh viên và đồng nghiệp

1.3.3.2. Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học

Giảng dạy bằng bài giảng điện tử: Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúp cho học sinh học tập hiệu quả, tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. Đồng thời , giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với học sinh về những vấn đề nảy sinh, giúp cho giờ học thêm sinh động.

Tham khảo sách và giáo trình điện tử: Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử. Ứng dụng này hỗ trợ rất lớn trong việc tham khảo tài liệu của giáo viên và học sinh, sinh viên.

Ứng dụng thiết bị điện tử vào quá trình dạy học: Một số thiết bị nghe thường dùng trong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số; các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) + phim dương bản, máy phóng hình (overhead projector) + phim (film) A4, + phim nhựa; các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video, băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD ,Ti vi, máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)… Sinh viên được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.

Tìm kiếm tài liệu và thông tin trên mạng: Có thể thấy rằng, Internet và máy tính chính là một phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất. Giáo viên và sinh viên có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực.

1.4. Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.4.1. Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông tin trong dạy học

Để việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả, Hiệu trưởng phải lập kế hoạch cho quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy

học. Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Để thực hiện chức năng kế hoạch, Hiệu trường THPT cần xác định rõ mục tiêu phát triển giáo dục từ đó quyết định dùng những biện pháp mang tính khả thi, trong đó nhấn mạnh bối cảnh xã hội hiện đại và tầm quan trọng của công nghệ đối với giáo dục.

Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch năm học của ngành giáo dục, các cấp quản lý xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của toàn ngành theo phân cấp quản lý được giao. Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường CĐSP cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Kế hoạch được cụ thể theo từng năm học, các nội dung ứng dụng CNTT phải xác định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, mang tính pháp quy, được các thành viên trong cơ quan thông qua. Kế hoạch cần dựa trên những định hướng lớn về phát triển giáo dục, ứng dụng CNTT của các cấp QLGD.

Kế hoạch mang tính hệ thống, trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về các nguồn lực và các điều kiện khác; Kế hoạch mang tính cụ thể, xác định được rõ mục tiêu cần đạt, có dự kiến được nguồn lực về CSVC, tài chính và con người như hệ thống máy tính, mạng Internet, đội ngũ nhân viên IT, năng lực CNTT của giảng viên và sinh viên.

Cán bộ quản lý cần phải xác định được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết các mối quan hệ giữa các bộ phận nhỏ bên trong để bảo đảm đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra, như: Mỗi quan hệ giữa các phòng chức năng, các khoa với phòng phụ trách CNTT của nhà trường; mối quan hệ giữa phòng tổ chức cán bộ với các khoa trog việc rà soát năng lực IT của giảng viên…Việc điều hành, sắp xếp, giao nhiệm vụ, phân quyền quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai từ cấp Bộ GD&ĐT đến các nhà trường. Mỗi trường lại phân quyền, giao nhiệm vụ cho BGH, đến các tổ nhóm, cá nhân trong trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học để chia nhỏ trách nhiệm.

Nhà quản lý phải lựa chọn đối tượng cá nhân để sắp xếp và giao nhiệm vụ cho phù hợp và có hiệu quả, trên nguyên tắc sự lãnh đạo trong ngành phải thống nhất từ trên xuống dưới, theo tuyến thẳng. Nhà quản lý cần phân phối và sắp xếp nguồn lực để đảm bảo tính phối hợp các lực trong và ngoài trường học nhằm thực hiện tốt các mục tiêu về việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luangprabang, thành phố luang, tỉnh luangprabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)