8. Cấu trúc của luận văn
1.5.4. Tác động từ nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
công nghệ thông tin
Trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động dạy học, việc nhận thức luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu vì nó tạo ra sự đồng thuận và thống nhất để đi đến thành công.
Đối với CBQL: Là người đứng đầu các cấp, có vị trí tiên phong nên hơn ai hết CBQL cần phải gương mẫu, đi đầu trong việc nhận thức tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong trường học. Khi có nhận thức đúng đắn thì CBQL sẽ có động lực, quyết tâm để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc ứng dụng CNTT đơn vị
thuộc quyền quản lý của mình. Bên cạnh đó CBQL sẽ có sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên kịp thời để việc ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Nhà quản lý cần nắm rõ điều kiện thực tế của đơn vị, có tầm nhìn xa để nắm bắt được thực tại từ đó lập các kế hoạch cho những định hướng tương lai.
Đối với giáo viên: Là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học do đó cần có sự hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm của mình để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi giáo viên khi nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải đưa CNTT vào bài giảng thì sẽ truyền được nguồn cảm hứng cho học trò. Sự nhận thức đúng đắn của giáo viên cũng chính là tạo sự thành công cho bản thân cũng như giúp nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Nhận thức, thái độ của học sinh: Nhận thức, thái độ của học sinh về ứng dụng CNTT ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả ứng dụng CNTT trong học tập. Khi học sinh thấy được vai trò, tác dụng việc ứng dụng CNTT sẽ tạo ra động lực để học hỏi và tìm hiểu. Bởi vậy, người giáo viên định hướng và hình thành ở học sinh có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có năng lực về CNTT và phương pháp tự học với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.