Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luangprabang, thành phố luang, tỉnh luangprabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 45 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng sư phạm Luangprabang, Lào

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng

của ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào

Stt Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học Ý kiến đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không QT TĐ ĐTB SL % SL % SL %

1 Giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn 32 52.4 29 47.6 0 0 154 2.5

2 Giúp bài giảng của giảng viên

sinh động hơn 45 73.77 16 26.3 0 0 167 2.7

3 Tăng sự tương tác giữa thầy cô và

học trò, giúp thầy trò hiểu nhau hơn 26 42.6 25 47.4 10 0 138 2.26 4 Giúp học sinh và giáo viên nâng

cao kĩ năng tin học 47 77 11 23 0 0 163 2.67

5

Giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạ

38 62.3 20 37.7 3 0 157 2.57

6

Giúp giáo viên chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình

27 44.26 24 39.3 10 6.1 139 2.27

Bảng 2.2 cho thấy:

Các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở mức cao (X =2.49). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:

Nội dung được đánh giá mức độ cao gồm: “Giúp bài giảng của giảng viên sinh động hơn với điểm trung bình X = 2,7, thứ bậc 1; “Giúp học sinh và giáo viên nâng cao kĩ năng tin học” (X = 2,67), “Giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy” (X = 2,57).

Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: “Tăng sự tương tác giữa thầy cô và học trò, giúp thầy trò hiểu nhau hơn” (X = 2,26) và “Giúp giáo viên chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình” (X = 2,27).

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL và GV trường CĐSP Luangprabang còn chưa thật đầy đủ và toàn diện, có sự chênh lệch giữa các nội dung khảo sát về tỷ lệ nhận định. Điều này dẫn đến những hạn chế trong quá trình tổ chức và triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học của giảng viên và sinh viên.

Khi trò chuyện về vấn đề này, cô giáo Som THONGKHAM, cho rằng: “Các CBQL, GV nhà trường đều muốn ứng dụng CNTT nhưng chủ yếu là để dạy học, chưa tận dụng nhiều trong chia sẻ học liệu”. Ngoài ra các khách thể khảo sát cũng cho rằng: Do trình độ CNTT của giảng viên không đồng đều. Một số giảng viên có tuổi ngại sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Đây cũng là một rào cản ảnh hưởng đến thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu trên, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho CBQL, GV ở trường CĐSP Luangprabang là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong bối cảnh mới.

2.3.1.2. Tự đánh giá mức độ đạt được của GV CĐSP về kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học

Để đánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên, chúng tôi tim hiểu tự đánh giá của giảng viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của họ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Tự đánh giá của giáo viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học

TT Nội dung Mức độ đạt được (%) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT 8 25.8 12 38.7 8 25.8 3 9.67 2 Kỹ năng sử dụng máy tính 10 32.25 12 38.7 9 29.03 0 0 3 Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet 7 22.58 10 32.25 12 38.7 2 6.45 4 Kỹ năng khai thác và sử

dụng kho dữ liệu điện tử 6 19.35 8 25.8 10 32.25 7 22.58 5 Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử 12 38.7 8 28.8 8 25.8 3 9.67 6 Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học 8 28.8 10 32.25 8 25.8 5 16.1 7 Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT

(Overhead, máy chiếu đa năng (Projector), máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) vào các giờ dạy/nội dung dạy học cụ thể

9 29.03 10 32.25 7 22.58 5 16.1

Tổng 28.07 32.67 28.56 11.51

Kết quả bảng 3.3 cho thấy kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên được đánh giá ở các mức khác nhau, trong đó đó số giảng viên tự thấy bản thân đạt kĩ năng này ở mức khá chiếm tỉ lệ cao hơn cả (32.67%), tiếp đó là mức trung bình

(28.56%). Có 28.07 % số giảng viên tự đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT ở mức tốt và vẫn còn 11.51% tự đánh giá ở mức yếu.

Đi vào từng nội dung cụ thể cho thấy, hai nội dung được đông đảo giảng viên đánh giá ở mức khá là “Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT” “Kỹ năng sử dụng máy tính” (38.7%).

“Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet”, “Kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử” (38.7%), “Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT” là những kĩ năng được nhiều giảng viên đánh giá ở mức trung bình (32.25%).

So sánh với ý kiến đánh giá của CBQL, chúng tôi nhận thấy, có sự thống nhất trong đánh giá giữa CBQL và GV ở một số nội dung như “ Kiến thức về CNTT”, “ kỹ năng sử dụng máy tính” được một bộ phận CBQL đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì mức độ đánh giá của CBQL về năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học của giảng viên cao hơn so với kết quả tự đánh giá của giảng viên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu biết khích lệ cấp dưới là một trong những đặc trưng trong phong cách của người lãnh đạo. Sự đánh giá giảng viên ngoài việc phản ánh đúng năng thực của họ thì bao giờ cũng chứa đựng yếu tố động viên, khích lệ để giảng viên cố gắng vì mục tiêu chung của nhà trường. Do đó, sự chênh lệch trong đánh giá giữa CBQL và GV ở một số nội dung là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Khảo sát thông tin từ phiếu hỏi và quan sát giờ dạy của 04 giáo viên của trường trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về cơ bản giáo viên đã có đánh giá đúng những biểu hiện kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Đa số giáo viên các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã ý thức rất rõ về khả năng ứng dụng CNTT của bản thân ở mức độ nào. Kết quả này có thể được xem là cơ sở để giảng viên tự lập kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho bản thân, đáp ứng mục tiêu về giáo dục và yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

2.3.1.3. Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang

Để tìm hiểu thực trạng nôi dung ứng dụng CNTT trog dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL-GV về nội dung ứng dụng CNTT trong DH

Kết quả biểu đồ 2.2 và 2.3 cho thấy: Nội dung ứng dụng CNTT vào các nội dung dạy học được đánh giá ở mức trung bình (ĐT: 2.1). Có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa CBQL, GV và sinh viên đối với các nội dung ứng dụng CNTT (CBQL, GV: 2.15; SV: 2.08). Đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể cho thấy nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là: “Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng” (ĐTB: 2.35); Những nội dung có mức độ đánh giá thấp là “Ứng dụng CNTT trong tương tác, trao đổi bài học với sinh viên và đồng nghiệp” (ĐTB: 1.65); Những nội dung còn lại có mức độ đánh giá trung bình với điểm trung bình dao động từ 2.1- 2.25.

Trao đổi về vấn đề này với giảng viên Perng LORKAMAN, chúng tôi được biết: “Hiện nay ở các giảng đường của trường CĐSP Luangprabang đã được lắp đặt hệ thống máy chiếu để phục vụ việc dạy học của giảng viên. Tuy nhiên, hệ thống Internet của nhà trường còn hạn chế. Hệ thống mạng tại khu vực giảng đường không có, chỉ có ở khu vực làm viêc của giảng viên, do đó giảng viên không thể tương tác với sinh viên và đồng nghiệp thông qua hệ thống mạng, điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của giảng viên”.

Từ năm học 2017, trường CĐSP Luangprabang khuyến khích giảng viên sử dụng bài giảng điện tử. Đa số các giảng viên đều có sự thay đổi về phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dụng bài giảng điện tử thay thế lối giảng dùng phấn- bảng thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt đối với những giảng viên nhiều tuổi gặp khó khăn nhất đinh trong khai thác CNTT vào việc tìm kiếm, chia sẻ tài liệu với sinh viên và đồng nghiệp.

2.3.1.4. Thực trạng hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

Đi sâu tìm hiểu thực trạng hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL,GV về hình thức ứng dụng CNTT trong DH

Bảng 2.4. Đánh giá của sinh viên về hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

STT NỘI DUNG ĐTB TB

1 Giảng dạy bằng bài giảng

điện tử 372 2.48

2 Tìm kiếm tài liệu, tra cứu

thông tin trên mạng 345 2.30

3 Tham khảo sách điện tử,

giáo trình điện tử 348 2.32

4 Sử dụng các thiết bị điện

tử vào quá trình dạy học 315 2.1

5 Gửi, nhận văn bản bằng

thư điện tử 345 2.30

Kết quả bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 cho thấy hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2.26); Có sự thống nhất giữa ý kiến của CBQL, GV và ý kiến của sinh viên về nội dung này. Đi sâu vào từng nội dung cụ thể cho thấy có sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với một số nội dung, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều với điểm trung bình dao động trong khoảng 2.05-2.49. Cụ thể:

Hình thức ứng dụng CNTT được đánh giá ở mức cao là “Giảng dạy bằng bài giảng điện tử” (ĐTB: 2.49). Những hình thức còn lại được đánh giá ở mức trung bình. Không có nội dung nào có mức đánh giá thấp.

Có thể thấy rằng giảng dạy bằng bài giảng điện tử được đánh giá là có tính ưu việt trong việc tạo cho người học hứng thú, như khiến bài giảng của giảng viên sinh động hơn. Giảng viên có thể sửa dụng hình ảnh, video minh họa cho nội dung bài giảng thay vì thuần túy dùng ngôn ngữ thuyết trình. Điều này giúp sinh viên có thể hiểu bài một cách sâu sắc.

Hình thức ứng dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học được đánh giá ở mức thấp. Sinh viên được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất của trường, nhiều thiết bị điện tử hiện chưa được trang bị tại các phòng học. Đây là nguyên nhân hình thức ứng dụng thiết bị điện tử vào dạy học có mức đánh giá thấp.

2.3.1.5. Thực trạng nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

Việc ứng dụng CNTT trong DH là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả DH theo định hướng phát triển NL của người học. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học

Stt

Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang Mức điểm đánh giá Thứ bậc CBQL, GV SV Chung

1 Đảm bảo mục tiêu môn học 2.63 2.48 2.55 1

2 Hình thành, phát triển NL của sinh viên 2.65 2.3 2.47 2

3 Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên 2.23 2.2 2.21 3

Tổng 2.5 2.3 2.4

Theo kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá ở mức cao (ĐTB: 2.4). Có sự chênh lệch song không đáng kể giữa ý kiến của giảng viên, giáo viên với

ý kiến của sinh viên về việc đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên nhà trường (CBQL, GV: 2.5; SV: 2.3). Đi sâu vào từng nguyên tắc, cho thấy trong các nguyên tắc ứng dụng CNTT vào dạy học của giảng viên, cả giảng viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao mức độ đảm bảo mục tiêu môn học (ĐTB: 2.55: TB; 1), tiếp đế là Hình thành, phát triển NL của sinh viên (ĐTB: 2.47: TB: 2), cuối cùng là Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên (ĐTB: 2.21: TB: 3).

Về đảm bảo mục tiêu môn học: Trên thực tế, mục tiêu của môn học được xác định là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Những mục tiêu này nhìn chung được xác định khá tường minh, rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học trong chương trình đào tạo. Đảm bảo mục tiêu môn học trong quá trình ứng dụng CNTT đòi hỏi GV phải xác định được rằng, CNTT là môi trường, công cụ hỗ trợ cho quá trình DH chứ không phải là cái đích hướng tới. Do đó, trong quá trình thực hiện, tất cả giảng viên và sinh viên đều phải hiểu rõ điều này để không lạm dụng CNTT (CBQL, GV: 2.6; SV: 2.8).

Hình thành, phát triển NL của sinh viên: Trong quá trình ứng dụng CNTT trong DH theo định hướng phát triển NL SV, bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu của môn học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV cần phải xác định được việc ứng dụng CNTT trong DH sẽ hướng tới hình thành và phát triển ở SV những NL nào? Phát triển NL ở mức độ nào? Để thực hiện được việc này, GV cần phải xác định được mục tiêu của tiết học/bài học cụ thể sẽ hướng tới hình thành, phát triển NL cụ thể nào cho SV để từ đó lựa chọn hình thức, mức độ ứng dụng CNTT cho phù hợp. Để đánh giá NL tự học của SV, GV có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá như tiến độ thực hiện, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo với các mức độ khác nhau. Như vậy, thông qua hoạt động cụ thể của SV với sự hỗ trợ của CNTT, GV có thể giúp SV hình thành và phát triển được những NL trong quá trình DH. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển năng lực của sinh viên cần phải có thời gian và đòi hỏi sự phối hợp của cả giảng viên và sinh viên. Trong khi đó, sinh viên trường CĐSP Luangprabang nhiều em điều kiện để sử dụng CNTT vào việc học còn nhiều hạn chế và môt bộ phận sinh viên cò thụ động, chưa thực sự tích cực trong vận dụng CNTT vào học tập (CBQL, GV: 2.65; SV: 2.3).

Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên: Để hình thành và phát triển được những NL cho HS trong quá trình DH, GV không thể thực hiện được bằng cách ứng dụng CNTT để trình diễn bài giảng như thông thường ở trên lớp mà GV cần phải chú ý sử dụng CNTT để tổ chức hoạt động học tập cho SV ở tất cả các khâu: SV sử dụng CNTT để chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp; SV sử dụng CNTT để tham gia học tập, báo cáo, trao đổi nội dung bài học ở trên lớp; SV sử dụng CNTT để ôn tập nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luangprabang, thành phố luang, tỉnh luangprabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)