Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 37 - 38)

3.1.5.1. Tài nguyên đất

Là 2 xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là: 14.335,97 ha. Nguồn tài nguyên đất của xã rất đa dạng bao gồm:

- Diện tích đất nông nghiệp: 14.106,71 ha, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 615,25 ha

+ Đất lâm nghiệp: 13458,09 ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 33,37 ha - Đất phi nông nghiệp: 229,26 ha

- Đất của xã Kim Thượng và Xuân Sơn chủ yếu là đất feralits đỏ, vàng và đất dốc tụ.

+ Đất Feralits đỏ vàng tập trung ở các vùng đồi núi có độ cao từ 400m trở lên. Đặc điểm của loại đất này là tầng dầy, thành phần cơ giới nặng, chua, giữ ẩm tốt, nhưng lại bị rửa trôi mạnh do chế độ canh tác chưa hợp lý. Loại đất này thích hợp cho phát triển cây nguyên liệu giấy, cây lâu năm...

+ Đất dốc tụ: Loại đất này tập trung chủ yếu ven các đồi, gò, có mầu xám hoặc xám đen. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, đất chua, làm lượng N, P, K không cao do quá trình phong hóa rửa trôi xẩy ra. Vùng đất này chủ yếu trồng

3.1.5.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã bao gồm 2 nguồn chính:

- Nguồn nước mặt:Là toàn bộ diện tích đất mặt nước ao, hồ, đầm trên địa bàn

xã và toàn bộ hệ thống suối trên địa bàn xã. Nhìn chung tài nguyên nước mặt đất không đa dạng nhưng có vai trò quan trọng để cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm trong đất sâu ở khu vực ruộng đồng có độ

sâu từ 2 ÷ 4m và ở khu vực gò đồi núi thấp có độ sâu từ 10÷15m. Nhìn chung nguồn nước này có trữ lượng tương đối, đây là nguồn nước sạch dễ khai thác và sử dụng phục vụ chủ yếu cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý để tránh thiếu nước vào mùa khô hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 37 - 38)