Địa hình: Trong các yếu tố tự nhiên thì địa hình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Trong khu vực nghiên cứu có 2 dạng địa hình chính: Vùng núi có độ cao từ 500 - 700m, khu vực này bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn; vùng thung lũng đồng bằng xen kẽ với các dãy núi cao vào mùa mưa khu vực này thường xuyên bị ngập úng. Địa hình phức tạp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng, hạn chế áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác.
Khí hậu: Trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào các tháng 5, 6 và 7. Trong các tháng này nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39- 400c, bốc hơi cũng cao nhất > 70 mm, độ ẩm không khí hạ xuống thấp mức tuyệt đối.
Mưa bão: Khu vực nghiên cứu nằm sâu trong nội địa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão. Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8, 9. Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và nhân dân trong vùng.
Sương muối: Thường xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 50c, sương muối thường xuất hiện trong các thung lũng, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cây con, cây ăn quả và cây giống trong thời điểm này.
Trình độ dân trí, văn hóa:
Người dân ở đây có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số nhưn Mường, Dao. Đó là những điều kiện làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức và cách thức quản lý rừng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Hạn chế về trình độ, thiếu các thông tin việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm an toàn lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dần vào tài nguyên rừng còn rất nhiều khó khăn.
Do trình độ hạn chế nên người dân không hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách liên quan đến tài nguyên rừng. Họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng tham ra vào hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng.
Ngoài ra, do không được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ, xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, họ bằng lòng với những gì mà cuộc sống họ đang có, không đòi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết cộng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng.