Biến động đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 60 - 63)

Kết quả bản đồ hiện trạng phân bố không gian và diện tích đất lâm nghiệp phần 5.2.1 được sử dụng để đánh giá sự biến động của diện tích rừng qua các năm nghiên cứu.Kết quả được tổng hợp tại Bảng 5.6 và Bảng 5.7.

Biến động đất lâm nghiệp giai đoạn 2001- 2008

Bảng 4.8. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 (ha). Năm

2001 2008 Biến động

Đối tượng Diện tích (ha) %

Đất lâm nghiệp có rừng 5.067,45 9.397,71 4.330,26 85,4 Đất lâm nghiệp chưa có rừng 5.377,17 2.969,64 - 2.407,53 - 44,8

Đối tượng khác 4.160,43 2.237,7 - 1.922,73 - 46,2

Kết quả Bảng 5.6 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tại khu vực tăng lên 4.330,26 ha (85,4%) từ năm 2001 đến 2008. So với năm 2001 thì diện tích đất chưa có rừng và đối tượng khác đều giảm đi do chính sách trồng rừng cùng việc thành lập VQG, củ thể diện tích đất chưa có rừng giảm 2.407,53ha và đối tượng khác giảm 1.922,73 ha.

Hình 4.2. Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2008(Landsat 2001 và 2008).

Biến động đất lâm nghiệp giai đoạn 2008- 2015

Bảng 4.9. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2015 (ha). Năm

2008 2015 Biến động

Đối tượng Diện tích (ha) %

Đất lâm nghiệp có rừng 9.397,71 11.702,61 2.304,9 24,5 Đất lâm nghiệp chưa có rừng 2.969,64 1.938,69 - 1.030,95 - 34,7

Đối tượng khác 2.237,7 963,75 - 1.273,95 - 56,9

Kết quả Bảng 5.7 cho thấy, diện tích đất có rừng tiếp tục tăng lên thay thế phần diện tích đất chưa có rừng và đối tượng khác. Cụ thể diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2015 chiếm 11.702,61 ha tăng lên 2.304,9 ha (24,5 %) so với năm 2008.

Hình 4.3: Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2015(Landsat 2008 và 2015).

Đánh giá chung:

Từ kết quả biến động diện tích đất lâm nghiệp hai giai đoạn 2001- 2008 và giai đoạn 2008- 2015, đề tài đi đến một số nhận xét sau:

- So với giai đoạn trước khi thành lập VQG (trước 2003) diện tích đất tại khu vực tại khu vực chủ yếu là đất bỏ hoang và chưa trồng rừng, chính sách trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn trế, ý thức của người dân chưa cao.

- Sau khi Vườn Quốc gia được thành lập thì diện tích đất lâm nghiệp có rừng biến động rất rõ rệt và tăng lên qua các năm nghiên cứu.

- Việc thành lập VQG cùng các chính sách trồng rừng đặc dụng như 661, 327 đã ngày càng cải thiện hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp chưa có rừng đang càng ngày được phủ xanh bởi rừng.

- Kết quả cho thấy hiệu quả của các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chính sách về hệ thống quản lý bảo vệ rừngcủa nhà nước ta cùng với sự đầu tư của các dự án đã góp phần đáng kể trong việc phát triển VQG, diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng lên, đời sống của người dân trong vùng được cải thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 60 - 63)