Những giải pháp về sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 75)

Đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý đất lâm nghiệp

1. Tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng

Các lực lượng tham gia quản lý rừng và tổ chức liên quan còn thiếu sự phối hợp dẫn đến hiệu quả quản lý rừng thấp.Vì vậy cần xây dựng quy chế phối hợp của các tổ chức bên trong, bên ngoài cộng đồng với nhau nhằm tìm hiểu và xác định nhu cầu của người dân, của cộng đồng và hướng giải quyết các vấn đề đó.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp tỉnh, huyện, xã. Lấy xã là đơn vị cơ sở để chỉ đạo phát triển lâm nghiệp, xây dựng những quy định về trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý tài nguyên rừng.

Những phân tích trên đã cho thấy hiệu quả của quản lý rừng ở địa phương còn nhiều hạn chế.Một trong những nguyên nhân chính là nhiệm vụ của các lực lượng tham gia quản lý rừng còn chồng chéo, dẫn đến buông lỏng và thiếu trách nhiệm. Vì vậy, cần phải xây dựng những quy định, trong đó phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cá nhân nhằm phối hợp tốt nhất với lực lượng ở địa phương cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

2. Củng cố, xây dựng những tổ chức và luật luật lệ cộng đồng liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém trong quản lý tài nguyên ở địa phương là thiếu sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng về quản lý tài nguyên.Vai trò của cộng đồng còn rất mờ nhạt trong quản lý tài nguyên, những hộ gia đình đơn lẻ không tổ chức, không có cam kết với nhau thường bất lực trước những hành động xâm hại tài nguyên, ngay cả tài nguyên được nhà nước giao quyền cho họ sở hữu và sử dụng.Vì vậy, một trong những yếu tố đảm bảo sự tham gia của cộng đồng là phải xây dựng

được những tổ chức và những luật lệ của cộng đồng về quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Tổ chức cộng đồng là bộ máy giám sát, vận động và cưỡng chế mọi thành viên trong cộng đồng thực hiện những quy định chung đã thống nhất. Các quy định của cộng đồng sẽ bao gồm cả những vấn đề về tổ chức cộng đồng, những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người tham gia các hoạt động của tổ chức cộng đồng quản lý tài nguyên.Quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý tài nguyên sẽ là động lực chủ yếu khuyến khích các thành viên tích cực tham gia các chương trình quản lý tài nguyên của cộng đồng.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân

Tuyên truyền giáo dục là một trong những nội dung hoạt động rất quan trọng trong quản lý rừng cộng đồng. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ rừng. Khi người dân và chính quyền địa phương nâng cao được nhận thức, tự nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó công tác bảo tồn sẽ thành công và tài nguyên thiên nhiên sẽ được ổn định, bền vững.

Một số đề xuất để đẩy mạnh công tác tuyên truyền như sau

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ lâm nghiệp và Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở cấp xã.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội.

- Tuyên truyền về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội, nêu lên thực trạng tài nguyên rừng của địa phương hiện nay, những nguyên nhân, hậu quả mất rừng và những thách thức về lâm nghiệp trên địa bàn.

- Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như: Trưởng thôn, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

- Tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu được chức năng và vai trò của VQG Xuân Sơn, lý do cần bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên của VQG Xuân Sơn.

- Xây dựng pa nô, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi cộng cộng về công tác bảo vệ rừng.

- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.

Chính sách về thị trường nông lâm sản

Vấn đề chính sách thị trường nông, lâm sản, quản lý sản phẩm, quản lý thị trường luôn luôn được cán hộ gia đình quan tâm chú ý, vì nó tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của chính họ. Bên cạnh đó, chính sách này là cộng cụ quan trọng của Nhà nước để tác động trở lại quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Để tăng cường quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất của các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông lâm sản để hình thành thị trường ổn định và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh dựa vào vùng nguyên liệu của dân để chế biến nông lâm sản, xây dựng phương thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ ở các quy mô vừa và nhỏ.

Về chính sách sử dụng đất đai:

Nhằm giải quyết được mâu thuẫn về trình độ canh tác, hiệu quả sản xuất với quan hệ sở hữu. Nếu chỉ “giao khoán” sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất ổn định đời sống dân cư. Đây là vấn đề cần quan tâm đầu tiên với giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, giải quyết vấn đề nông dân thực chất là giải quyết vấn đề đất đai.

+ Lập kế hoạch và đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng và trồng rừng kinh tế theo các chương trình dự án, đẩy nhanh việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tổ chức trên địa bàn các xã vùng đệm; Ưu tiên cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khu vực ổn định về mặt sản xuất, để có thể đưa quyền sử dụng đất tham gia vào vốn sản xuất kinh doanh.

+ Khuyến khích các hộ dân dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún trong sử dụng đất, bằng cách tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa để mỗi hộ gia đình có diện tích sản xuất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp.

+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã vùng đệm VQG. Khuyến khích chuyển đổi những diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng cho mục đích kinh doanh phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, đề tài tập

trung vào nghiên cứuứng dụng công nghệ viễn thám Landsat và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt động quy hoạch, quản lý và bảo vệ hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu, cụ thể:

1. Chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các tổ chức nhà nước, hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Kim Thượng và Xuân Sơn có diện tích thuộc vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Sơn nên các hoạt động về bảo vệ, phát triển rừng cũng khá đa dạng.Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn gặp không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

2. Kết quả cho thấy hiệu quả của các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chính sách về hệ thống quản lý bảo vệ rừng của nhà nước ta cùng với sự đầu tư của các dự án đã góp phần đáng kể trong việc phát triển VQG, diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng lên rõ rệt: Trước khi thành lập VQG diện tích đất tại khu vực tại khu vực chủ yếu là đất bỏ hoang và chưa trồng rừng, chính sách trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn trế, ý thức của người dân chưa cao. Sau khi Vườn Quốc gia được thành lập thì diện tích đất lâm nghiệp có rừng biến động rất rõ rệt và tăng lên qua các năm nghiên cứu, đời sống của người dân trong vùng được cải thiện và phát triển.

Comment [a2]: Có 4 nội dung và KQ NC, do vậy phải có 4 kết luận. Hiện tại phần này chưa có sự kết nối với phần kết quả nc

- Việc thành lập VQG cùng các chính sách trồng rừng đặc dụng như 661, 327 đã ngày càng cải thiện hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp chưa có rừng đang càng ngày được phủ xanh bởi rừng.

3. Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp, các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, do không được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, họ bằng lòng với những gì mà cuộc sống của họ đang có không đòi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết cộng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng. Ảnh hưởng của các yếu khác như: địa hình, khí hậu, mưa bão, trình độ dân trí, văn hóa…

4. Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể ở địa phương, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu:

- Những giải pháp về chính sách

+ Tăng cường nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế xã hội cộng đồng: + Nâng cao hiêu quả quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản + Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa ở địa phương

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng + Nhóm giải pháp về vốn đầu tư - Những giải pháp về sinh kế

+ Đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý đất lâm nghiệp

+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân + Chính sách về thị trường nông lâm sản

+ Về chính sách sử dụng đất đai Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa đánh giá được cụ thể được độ chính xác của các tài liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp có sự tham gia của người dân, kết hợp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học đúng đắn hơn.

- Đề tài không có điều kiện so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn khu vực vùng đệm của VQG Xuân Sơn.

Kiến nghị

Do điều kiện có hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên tập chung vào một vài lĩnh vực và đề xuất những giải pháp chi tiết và cụ thể hơn.

- Tiếp tục nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tạo một số xã còn lại thuộc vùng đệm của VQG Xuân Sơn.

- Cần triển khai một số chương trình nghiên cứu chi tiết về tình hình sản xuất, thực trạng và mức độ tham gia quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH của cộng đồng trong toàn khu vực vùng đệm của VQG Xuân Sơn để từ đó đề ra được các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban Châu Âu (2003), Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, Dự án phát triển nông thôn Sơn La-

Lai Châu, Trung tâm đào tạo lâm nghiệp xã hội- Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, Hà nội.

3. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010,Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2008.Nhà xuất bản thống kê 2009, Phú Thọ.

5. D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN,

Hà Nội.

6. Donovan D, Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997), Những xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam, tập 2- Các nghiên cứu mẫu và bài học từ châu Á, trung tâm Đông Tây, trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi

trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà - Bộ phận lâm nghiệp cộng đồng

(2003-2004), Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, Tài liệu dự án, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Dựng (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng nam, Luận văn thạc sỹ khoa

học lâm nghiệp- Trường đại học lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Huy Dũng (1999), Báo cáo quản lý rừng cộng đồng tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, chương trình nghiên cứuquản lý rừng bền vững, Hà Nội..

10. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, phân hội các VQG và khu BTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 75)