Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 63 - 66)

4.3.1.1. Các dự án đã thực hiện

* Đầu tư công trình lâm sinh:

- Dự án 661 được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2010. Các hạng mục như: Bảo vệ rừng 110.764,3 lượt ha; trồng rừng mới 1.150 ha; trồng cây ven đường 17 ha; chăm sóc rừng trồng 2.814,7 ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 9.637 lượt ha; khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung: 4.180 lượt ha; chuyển hóa rừng giống: 80 ha. Tổng nguồn vốn đầu tư: 19,9 tỷ đồng.

- Dự án bảo vệ phát triển rừng được thực hiện từ năm 2011-2012, gồm: Trồng rừng 120 ha; bảo vệ rừng tự nhiên: 18.500 lượt ha. Tổng nguồn vốn đầu tư: 16,8 tỷ đồng.

* Các công trình phục vụ bảo tồn:

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư đã phát huy tốt hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần của người dân sống trong và ngoài Vườn quốc gia Xuân Sơn.

* Các chương trình dự án nước ngoài:

- Dự án “Cải thiện đời sống người dân trong và ngoài Vườn quốc gia Xuân Sơn góp phần quản lý rừng bền vững” do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

- Dự án “Nâng cao năng lực bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Xuân Sơn”.

- Dự án AFAP do Quỹ “Vì nhân dân châu Á thái bình dương” tài trợ.

Các dự án đầu tư nước ngoài tại Vườn quốc gia Xuân Sơn bước đầu nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, năng lực của cán bộ Vườn và cán bộ địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, hiệu quả của các dự án đã góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương, giảm sức ép vào rừng góp phần quản lý rừng bền vững.

* Các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

- Chương trình “xóa đói, giảm nghèo bền vững” (135/CP) giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trong đó, triển khai đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: Hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế…Cho tới nay, đã có 6/9 thôn có điện lưới quốc gia; hệ thống giao thông nông thôn được “bê tông hóa” 8/9 thôn; các xã đều có trung tâm y tế kiên cố; hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở được kiên cố hóa…

- Chương trình “Giảm nghèo nhanh và bền vững”( NQ 30a/CP) hàng năm hỗ trợ tiền và gạo cho các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010–2020 đầu tư về hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển sản xuất; đào tạo nghề…

- Các chương trình giao thông nông thôn và liên xã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng.

- Dự án khu du lịch Xuân Sơn – Đền Hùng: Tổng diện tích quy hoạch 9.044 ha (xã Xuân Đài và Xuân Sơn); tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng. Mục tiêu dự án: Xây dựng khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với bản sắc văn hóa vùng cao. Hiện nay, đã đầu tư xây dựng được một số hạng mục công trình tại xã Xuân Sơn (tôn tạo hang Thổ thần; hang Na và hệ thống đường bộ phục vụ khách du lịch sinh thái từ xóm Lấp đến thác Ngọc), tại xã Xuân Đài (san nền khu chùa Báo Hiếu, đền bù giải phóng mặt bằng tuyến đường Xuân Sơn – Đền Hùng). Tuyến đường Đền Hùng - Xuân Sơn đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án với tổng chiều dài 54,3Km, điểm đầu Km0+00 giao với QL32C tại Km4+015, điểm cuối Km54+300 tại xóm Dù xã Xuân Sơn, trong phạm vi Vườn là 4Km; cải tạo 11,9 km đường vào Vườn quốc gia Xuân Sơn (đoạn Cổng chào Vườn - xóm Lấp). Các công trình xây dựng không làm phá vỡ cảnh quan, đồng thời tạo thêm việc làm cho nhân dân trong vùng.

4.3.1.2. Hiệu quả đạt được từ các dự án

Trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư từ năm 2002 -2012 Vườn quốc gia Xuân Sơn đã đạt được những thành tựu to lớn; đó là:

- Các công trình lâm sinh: Công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng… được thực hiện tích cực đã nâng cao độ che phủ của rừng VQG từ 60% (năm 2002) lên 84 %( năm 2012); chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt hơn; tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tham gia vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương sống gần rừng; đồng thời làm giảm nguy cơ phá rừng, tài nguyên thiên nhiên;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trạm quản lý bảo vệ rừng, hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với du lịch sinh thái và một số công trình khác...được đầu tư xây dựng đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển rừng, thu hút khách du lịch đến thăm quan và đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân từ 700.000,0 đồng/người/năm (năm 2002) lên 7,9 triệu đồng/người/năm (năm 2012), cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và góp phần giảm sức ép vào rừng.

4.3.1.3. Những tồn tại, hạn chế

- Nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn có 9 xóm đang sinh sống với 794 hộ, 2.984 người, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao, Mường. Với áp lực dân số gia tăng, nguồn lao động dôi dư, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc tồn tại hai chủ thể quản lý trên cùng một diện đất (giữa Vườn quốc gia Xuân Sơn với Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và với các hộ dân) làm cho công tác quản lý sử dụng đất còn phức tạp và khó khăn.

- Một số vị trí tại các phân khu chức năng chưa phù hợp.

- Độ che phủ của rừng được tăng lên 84% nhưng còn thấp so mục tiêu đề ra 90% dự án giai đoạn 2002-2012.

- Việc thực hiện các chương trình mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2002-2012 được đầu tư 125 tỷ, đạt 46 % so với dự án được duyệt;

- Các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bảo tồn được xây dựng tập chung một điểm. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng một phần còn hạn chế.

- Biên chế cán bộ công nhân viên chức còn thiếu để đáp ứng yêu cầu chức năng và nhiệm vụ.

- Chưa chủ động tạo ra nguồn thu từ giá trị tài nguyên để tái tạo cho công tác bảo vệ phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)