Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 66 - 69)

4.3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế

Những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hiệu quả sử dụng tài nguyên ở địa phương, đặc biệt là yếu tố thị trường. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm do người dân làm ra và các loại lâm sản phụ không có thị trường, hoặc thị trường kém phát triển nên người ta chỉ khai thác những loài gỗ quý hiếm trong rừng là một

loại sản phẩm có lợi ích đáng kể có thể mang lại thu nhập cao cho người dân. Cây ăn quả và một số sản phẩm nông sản khác dù có được mùa thì cũng chỉ để cung cấp cho nhu cầu của các hộ gia đình. Thị trường kém phát triển đã làm cho nhiều tiềm năng của đất đai, đa dạng sinh học cho phát triển kinh tế không trở thành hiện thực.

Đời sống khó khăn của các hộ gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của sử dụng tài nguyên. Việc quảng canh, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đã làm giảm hiệu quả của các nguồn tài nguyên thổ nhưỡng và khí hậu địa phương. Do đời sống khó khăn nên người dân luôn luôn chỉ nghĩ làm thế nào cho khỏi đói, nghèo và họ lại vào rừng săn bắt thú và khai thác lâm sản để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

Những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên, quan trọng là chính sách sở hữu tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây các chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật, tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí, đồng thời tạo nên những liên kết giữa các gia đình trong nhóm hộ được giao đất, giao rừng, giữa nhóm hộ với chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý rừng và đất rừng ở địa phương.

Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất lâm nghiệp của Nhà nước đã tăng cường trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của người dân trong hoạt động quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của người dân nhận đất, nhận rừng. Trong đó quan trọng nhất là các Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993, số 02/NĐ-CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, Nghị định 01/NĐ-CP ngày 04/01/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cộng

đồng xây dựng những luật lệ nhằm liên kết các thành viên bảo vệ quyền lợi trong quản lý tài nguyên rừng và đất đai, đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại tài nguyên. Người dân ở đây có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số như Mường, Dao. Đó là những điều kiện làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức và cách thức quản lý rừng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Hạn chế về trình độ, thiếu các thông tin nên việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm an toàn lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng còn gặp rất nhiều khó khăn. Với việc trồng các loại cây trong đó chủ yếu là sắn trên một diện tích lớn và trong một thời gian dài đã làm cho đất rừng ngày một xấu đi, đất bị xói mòn, rửa trôi, sức sản xuấ giảm. Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì phần lớn người dân cho rằng việc trồng sắn, ngô, khoai đã làm cho đất rừng giảm độ màu mỡ.

Hình 4.4: Đất rừng ngày càng bạc màu do trồng sắn, ngô, khoai.

Do trình độ hạn chế nên người dân không hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng. Họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng tham gia vào các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng.

Ngoài ra, do không được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, họ bằng lòng với những gì mà cuộc sống của họ đang có không đòi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự

hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết cộng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 66 - 69)