4.1.2.1. Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu
Hoạt động quản lý bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu
Trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các tổ chức nhà nước, hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát
triển rừng.Kim Thượng và Xuân Sơn có diện tích thuộc vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Sơn nên các hoạt động về bảo vệ, phát triển rừng cũng khá đa dạng.
Năm 2002, VQG được thành lập với lực lượng cán bộ mỏng, một số chưa được đào tạo đúng chuyên môn. Từ khi được thành lập đến nay, chỉ có một vài khóa đào tạo về hoạt động bảo tồn cho cán bộ VQG. Cho nên kinh nghiệm và kiến thức quản lý bảo tồn của cán bộ còn hạn chế, đây là thách thức chính để hoàn thành mục tiêu bảo tồn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng và trang thiết bị còn ở mức thấp là trở ngại lớn đối với VQG trong việc triển khai các hoạt động bảo tồn.
Hiện tại, hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn các xã Kim Thượng và Xuân Sơn do Trạm bảo vệ rừng thuộc VQG và Trạm Kiểm lâm địa bàn thuộc hạt Kiểm lâm. Các lực lượng này cùng phối hợp với chính quyền địa phương các xã trong việc quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của chính quyền xã
Các xã Kim Thượng và Xuân Sơn về cơ bản đã hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài, ổn định vào mục đích lâm nghiệp. Sau khi giao đất lâm nghiệp thì rừng đã có chủ thực sự, ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng của người dân được nâng lên rõ rệt, kinh tế nghề rừng đã được quan tâm, chú trọng.
Các xã đã tổ chức thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng đã có tác dụng tích cực, nâng cao một bước nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban lâm nghiệp xã cùng với Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Sơ đồ 4..1 Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu. Kết quả Sơ đồ 5.1 cho thấy chủ tịch UBND xã là Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt Kiểm lâm, VQG Xuân Sơn,…
Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp ở địa phương, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
Tổ bảo vệ rừng thôn gồm 5-7 người do Trưởng thôn hoặc công an viên thôn làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 2 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn gặp không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, hoặc còn thờ ơ, không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.
Tại hầu hết các thôn, bản đang còn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, một số cán bộ cấp xã, cấp thôn chưa sâu sát, còn né tránh trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tình
Chủ tịch UBND xã
Ban lâm nghiệp xã
Tổ bảo vệ rừng thôn
trạng cháy rừng đã được hạn chế nhưng nguy cơ cháy rừng còn rất cao, do thói quen dùng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, săn bắt động vật rừng, đặc biệt là hoạt động đốt ong lấy mật của người dân địa phương vẫn chưa được khắc phục.
Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ chính quyền địa phương cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân về công tác kinh doanh, lợi dụng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững. 4.1.2.2. Chính sách liên quan đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp
Kết quả điều tra và thu thập số liệu cho thấy có rất nhiều chính sách lâm nghiệp đã và đang được áp dụng tại vùng đệm khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.1. Một số chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý lâm nghiệp.
Chương trình/dự án Đánh giá
Ưu điểm Tồn tại
Trước năm 2003 (VQG Xuân Sơn chưa thành lập)
Dự án 327 (1992) Trồng mới và bảo vệ rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Công tác tuyên truyền chưa tốt, nhiều người dân chưa biết đến dự án này.
Dự án chính sách 661 (1999)
Trồng mới và bảo vệ rừng. Công tác tuyên truyền chưa tốt, nhiều người dân chưa biết đến dự án này.
Sau năm 2003 (Sau khi VQG thành lập)
sống người dân trong và ngoài Vườn quốc
gia Xuân Sơn góp phần quản lý rừng bền vững” do Vương
quốc Đan Mạch tài trợ. (2007 – 6/2010)
ổn định hơn trước, giảm áp lực lên việc khai thác, chặt phá rứng, góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng. án, sau khi dự án kết thúc một số mô hình bị xé lẻ, bỏ bê. Dự án bảo vệ và phát triển rừng (2011 – 2012) Trồng mới rừng và bảo vệ rừng
Hiệu quả của trồng mới rừng chưa cao.
Dựa án 661 (1999 – 2010)
Trồng mới và bảo vệ rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế, nhiều người dân chưa biết đến dự án này, chưa được giao khoán đất lâm nghiệp.
Dự án 327 (1992 – 2004)
Trồng mới và bảo vệ rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân
Qua phỏng vấn nhiều người dân chưa biết đến dự án này, chưa được giao khoán đất lâm nghiệp.
Dự án “Nâng cao năng lực bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Xuân Sơn”.
Giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học
Trình độ của người dân địa phương còn thấp nên việc nhận thức việc bảo vệ và phát triển rừng còn chậm.
Nhận xét:
Trước năm 2003 khi vườn Quốc gia Xuân Sơn chưa thành lập thì có rất ít dự án bảo vệ và phát triển rừng được đầu tư.
Sau năm 2003 khi vườn Quốc gia được thành lập thì đã có nhiều dự án của ngoài cũng như trong nước tại Vườn quốc gia Xuân Sơn bước đầu nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, năng lực của cán bộ Vườn và cán bộ địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, hiệu quả của các dự án đã góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương, giảm sức ép vào rừng góp phần quản lý rừng bền vững.
Ngoài những dự án thì Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể như sau:
+ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.
+ Quyết định 147/2007/QĐ-TTg cho phép thành lập Ban Phát triển rừng thôn. + Quyết định số 57/QĐ-TTG ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
+ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
+ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Ngoài các thông tư hướng dẫn, luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển đất lâm nghiệp tại vùng đệm ở cấp trung ương và Bộ NN&PTNT, để cụ thể hóa các chính sách quản lý và phát triển vùng đệm, còn có các nghị định và văn bản của tỉnh, huyện và địa phương để cụ thể hóa các chính sách và quy định quản lý
cấp trung ương đến khu vực nghiên cứu, cụ thể:
+ Quyết định số 3785 ngày 06/11/2003 của Chủ tỉnh ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Xuân Sơn.
+ Quyết định số 1794 ngày 17/7/2013 của Chủ tỉnh ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn, giai đoạn 2013-2020
Đánh giá chung:
Các văn bản của tỉnh, huyện và địa phương đã cụ thể hóa các chính sách và quy định quản lý cấp trung ương đến khu vực nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
4.1.2.3. Mô hình quản lý đất lâm nghiệp
Mô hình quản lý đất lâm nghiệp xã Kim Thượng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại xã Kim Thượng hiện nay đang tồn tại bốn hình thức quản lý đất lâm nghiệp chủ yếu đó là: Do cộng đồng quản lý, do hộ gia đình, công ty lâm nghiệp, VQG Xuân Sơn quản lý đất lâm nghiệp đặc dụng. Còn tại xã Xuân Sơn thuộc sự quản lý của VQG Xuân Sơn.
Đất lâm nghiệp do hộ gia đình quản lý:
Các xã Kim Thượng hiện nay đã hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.Cụ thể đã giao 3.559,5 ha cho các hộ gia đình.
Rừng do công ty lâm nghiệp quản lý:
Hiện nay có Công ty lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý 182,9 ha đất lâm nghiệp. Những năm gần đầy nhờ cơ chế khuyến khích trồng rừng cây nguyên liệu giấy mà toàn bộ diện tích trên Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương trồng rừng kinh tế nên toàn bộ diện tích đất trên đã được trồng rừng bằng cây Keo lai và Bạch đàn cao sản.
Sơ đồ 4.2. Mô hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Kim Thượng. Mô hình quản lý đất lâm nghiệp xã Xuân Sơn:
Kết quả điều tra cho thấy đất lâm nghiệp tại xã Xuân Sơn do VQG Xuân Sơn trực tiếp quản lývì diện tích này thuộc vùng lõi của vườn.
Sơ đồ 4.3. Mô hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Xuân Sơn Chủ tịch UBND huyện
Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn
Đội chuyên trách bảo vệ
rừng
Hạt kiểm lâm Hộ gia đình
Chủ tịch UBND huyện
Chủ tịch UBND xã Kim Thượng
Vườn quốc gia Xuân Sơn
Công ty Lâm nghiệp
Hộ gia đình
Comment [a1]: Vẽ lại sở đồ cho đẹp hơn + mô tả sơ đồ
Sự tham gia bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng
Hiện nay hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo chính sách của Nhà nước có hiệu lực cao nhất trong khu vực và được hầu hết các cộng đồng chấp nhận. Nhìn chung, người dân trong các cộng đồng thôn, bản đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, họ tham gia vào việc phát hiện, tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Tuy nhiên mức độ tham gia của các cộng đồng dân cư miền núi trong hệ thống này chưa hoàn toàn tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên thiên nhiên là của chính mình, người thân và của cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân trong cộng đồng vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cộng đồng tham gia một số việc sau:
- Tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở cấp độ thôn, bản:
Việc ký cam kết bảo vệ rừng của người dân tuy đã được triển khai đối với toàn bộ các khu hành chính song ở một số bản vẫn chỉ là hình thức, hầu hết người dân không quan tâm đến bản cam kết này do họ không được hỗ trợ gì để cải thiện đời sống. Các bản cam kết thường được lập bằng chữ phổ thông trong khi đó trên địa bàn hầu hết là người dân tộc thiểu số nên họ không hiểu.Đồng thời, các luật tục truyền thống về quản lý tài nguyên rừng của người dân bản địa chưa được nghiên cứu kỹ để lồng ghép với bản cam kết. Vai trò già làng, trưởng bản và của một số người có uy tín trong cộng đồng chưa được phát huy trong các hoạt động văn hoá xã hội và công tác bảo vệ rừng (Già làng không được hưởng phụ cấp hay lợi ích gì từ các tổ chức Nhà nước hay chính quyền địa phương) nên ở các buổi họp dân để xây dựng quy ước số người tham dự cũng không đầy đủ. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế, do đó người dân nhận thấy từ khi thành lập VQG gây khó khăn cho đời sống của họ.
- Nhận trồng và chăm sóc rừng trồng:
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình và cộng đồng đều có nguyện vọng nhận khoán trồng, chăm sóc, quản lý và sử dụng rừng lâu dài.Nhưng phần lớn hợp đồng trồng và chăm sóc cho các hộ gia đình là ngắn hạn (thường kết thúc sau 3 năm chăm
sóc). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã, thôn, bản lại do những người ở khu vực khác thực hiện do trúng thầu với cơ quan Nhà nước, do đó các hộ có tư tưởng làm thuê cho các Công ty Lâm nghiệp,… hơn nữa, các hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng trong khu vực hoạt động kém hiệu quả, người dân thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, không có vốn đầu tư trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên:
Rừng tự nhiên thường được giao cho cả cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ. Mặc dù người dân được phép tận thu các lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhưng theo chế độ của Nhà nước tiền giao khoán rất thấp nên người dân vẫn chưa yên tâm, trách nhiệm quản lý đối với khu rừng được giao không cao. Việc khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, ranh giới ngoài thực địa không rõ ràng, người dân không có chuyên môn nghiệp vụ nên ngoài việc sử dụng các sản phẩm từ rừng, họ không có bất kỳ tác động nào để xây dựng và phát triển rừng.
- Tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng với lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép đến rừng và đa dạng sinh học:
Việc tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép tài nguyên rừng và ĐDSH thường chỉ thấy ở các thôn có Quy ước bảo vệ rừng, nhận khoán, trồng, chăm sóc rừng và các thôn