Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 28 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

1.2.1.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học * Vị trí của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học:

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc

học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.

Ở bậc tiểu học, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt được thể hiện rõ rệt qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Các lớp 1, 2, 3

Đối với trẻ học lớp 1, 2, 3, nội dung của môn Tiếng Việt tập trung hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn Tiếng Việt mà trẻ đã có. Các bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế. Ví dụ, học âm “e”, sau đó viết con chữ “e”. Những tri thức về âm - chữ cái, về tiếng (âm tiết) - chữ, về thanh điệu - dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ. Những tri thức về câu trong đoạn hội thoại (câu hỏi, đáp và dấu câu) cũng không được dạy qua bài lý thuyết mà học sinh được hình dung cụ thể trong một văn bản cụ thể.

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Vậy nên, việc học Tiếng Việt ở bậc tiểu học sẽ tạo nền tảng cho trẻ trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.

- Giai đoạn 2: Các lớp 4, 5

Về nội dung môn học, học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kỹ năng. Bên cạnh những bài học thực hành (ở giai đoạn trước), học sinh được học các bài về trí thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,…). Những bài học này cũng không phải là lý thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe,

nói; rồi sau đó mới khái quát thành những khái niệm. Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Ở giai đoạn lớp 4, lớp 5 trẻ bắt đầu biết khái quát hóa lí luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở học sinh. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm. Nhà trường tạo môi trường để hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Giúp các em phát triển khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,..Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Nói tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ.

* Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.2.1.2. Chương trình và sách giáo khoa rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1, 2, 3 ở trường tiểu học qua môn Tiếng Việt

Chương trình và sách giáo khoa rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1, 2, 3 ở trường tiểu học qua các phân môn phân môn Tập đoc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

Nội dung rèn luyện kĩ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3 quy định trong chương trình ban hành năm 2018 như sau:

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3

- Nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.

- Trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi đơn giản (theo mẫu).

- Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, xin lỗi, lời mời trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng.

- Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. - Nói, kể theo chủ điểm tuần.

- Kể lại những câu chuyện được nghe kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh họa và đọc lời gợi ý dưới tranh).

- Nói về mình và người thân bằng một vài câu.

- Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp theo gợi ý.

- Giới thiệu về quê hương, đất nước.

- Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày miệng báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội.

* Lớp 1:

Học sinh được rèn luyện kỹ năng nói thông qua các chủ điểm trong phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Ngay từ những bài học đầu tiên của lớp 1, HS đã được luyện nói theo chủ đề gần gũi như: Bố mẹ ba má; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Điểm 10; Bữa cơm; Thiên nhiên… Do đó GV có thể cho HS sắm vai nhân vật, thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em, hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình. Điều này phù hợp với tâm lí HS lớp 1 và thuận lợi cho việc dạy học theo nguyên tắc giao tiếp.

Hệ thống bài tập (HTBT) đi từ đơn giản đến phức tạp. Nếu như trong phần luyện âm vần chỉ yêu cầu HS nói một câu hay nhiều câu gắn với âm vần mới học thì trong phần Luyện tập tổng hợp lại yêu cầu HS có KNN ở mức độ cao hơn như nói trong hội thoại, nói độc thoại, nói các câu liên kết với nhau tạo thành ý. Nội dung các bài tập thể hiện thông qua các hình thức khác nhau: hình thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, kể chuyện, hình thức nhận xét, đánh giá.

Thông qua việc khảo sát sách giáo khoa chúng tôi tổng hợp được các bài tập rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh lớp 1 như sau:

- Nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.

Ví dụ: Tập nói lời chào [16.47]

- của bé với mẹ trước khi bé vào lớp, - của bé với cô giáo trước khi bé ra về.

- Trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi đơn giản (theo mẫu). - Trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi đơn giản (theo mẫu).

Ví dụ: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố [16.86]

- Bố bạn làm nghề gì? - Bố mình làm bác sĩ.

- Kể lại những câu chuyện được nghe kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh họa và đọc lời gợi ý dưới tranh).

- Nói về mình và người thân bằng một vài câu.

Ví dụ: Kể về anh chị của em [16.140]

Sách giáo khoa Tiếng Việt 2,3 khung chương trình tương đối giống nhau bao gồm 15 đơn vị học, nỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần ở lớp 2)

* Lớp 2:

- Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, xin lỗi, lời mời trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng.

Ví dụ: [27.38]

1. Nói lời cảm ơn của em trong các trường hợp sau a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b. Cô giáo cho em mượn quyển sách. c. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

2. Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp sau: a. Em lỡ bước, giẫm vào chân bạn.

b. Em mải chơi quên làm việc mẹ dặn. c. Em đùa nghịch va phải một cụ già

3. Hãy nói 3,4 câu về nội dung bức tranh, sử dùng lời cảm ơn xin lỗi thích hợp

- Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp theo gợi ý.

Ví dụ: kể về gia đình em. [27.110]

Gợi ý:

a. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? b. Nói về từng người trong gia đình em.

c. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

* Lớp 3:

- Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội.

Ví dụ: hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh [29.11] Gợi ý:

a. Đội thành lập ngày nào?

b.Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? c. Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào? - Nói, kể theo chủ điểm tuần:

Ví dụ: kể về một người lao động trí óc mà em biết [30.38]

Gợi ý:

a. Người đó là ai làm nghề gì?

b.Người đó hằng ngày làm những việc gì? c. Người đó làm việc như thế nào?

- Giới thiệu về quê hương, đất nước.

Ví dụ: mang tới lớp tranh, ảnh kể về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp,

bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,…). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây [29.102]:

a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?

c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?

- Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày miệng báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội.

Ví dụ: hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp [29.61].

Gợi ý: Trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.

Ví dụ: tôn trọng luật đi đường, bảo vệ của công, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan.

* Đánh giá hệ thống bài tập luyện nói trong chương trình Tiếng Việt tiểu học:

Hệ thống bài tập trong chương trình Tiếng Việt tiểu học nhằm hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản cho học sinh tiểu học. Trong một tiết học đã có sự kết hợp của nhiều dạng bài phù hợp với từng chủ điểm. Việc kết hợp những dạng bài không những kích thích tư duy, hứng thú học tập của học sinh mà còn hình thành, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, đồng thời còn giúp giáo viên phát huy những năng lực chuyên môn vốn có và tổ chức bài học dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)