Đảm bảo mục tiêu môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Đảm bảo mục tiêu môn học

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhằm hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ. Việc xây dựng bài tập rèn kỹ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số tiểu học lớp 1, 2, 3 cần đảm bảo cho học sinh những mẫu đúng đắn của ngôn ngữ văn hoá, giáo dục cho học sinh văn hoá giao tiếp nhằm hình thành cho học sinh phát triển toàn diện nhân cách trong các mối quan hệ của trẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội. Dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm của mình một cách chính xác và biểu cảm nhằm hình thành ở các em các kỹ năng hành vi, biết biểu lộ thái độ, quan điểm của mình trong giao tiếp với người khác như kỹ năng chào hỏi (Con chào thầy, tớ chào bạn, con chào bố mẹ...), nói lời cảm ơn - xin lỗi (mình cảm ơn bạn, tớ xin lỗi bạn, em xin lỗi cô, em cảm ơn cô...), biết cách lễ phép với người lớn, có kỹ năng chia sẻ với người thân, bạn bè, những người xung quanh về niềm vui và nỗi buồn (Hôm nay tớ được cô giáo khen có tiến bộ, bạn A không muốn chơi với mình nên mình rất buồn...).

Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhằm hình thành cho HS các thao tác tư duy, các kỹ năng về tự nhận thức về mình và người khác (Mình chưa đọc tốt, bạn A viết chữ chưa đúng chính tả...) biết cách từ chối yêu cầu, đề nghị khi thấy không hợp lí, có khả năng xử lí tình huống trong giao tiếp với người khác...

Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình thành và phát triển kĩ năng kĩ xảo hoạt động lời nói cho học sinh thì cần phải biết lựa chọn những tài liệu lí thuyết đủ trang bị cho các em nắm những kĩ năng chính âm, chính tả, ngữ pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 42 - 43)