Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 68 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Người nghiên cứu thiết kế bài giảng cho một số bài học trong môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 theo hướng đã trình bày trong đề tài, sau đó hướng dẫn giáo viên Tiểu học thực hiện các bài dạy này trên lớp thực nghiệm. Với các lớp đối

chứng, những bài học này được thực hiện theo nội dung và cách thức thông thường. Sau khi thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Việc đánh giá được thực hiện theo hình thức cho điểm toàn bài theo thang điểm 10 của các lớp 1A và lớp 1B, 2A và 2B, 3A và 3B. Nếu kết quả làm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng thì các ý tưởng, biện pháp được đề xuất và phân tích trong đề tài có thể được sử dụng trong quá trình rèn kỹ năng nói cho HS DTTS miền núi phía Bắc thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một bài soạn thực nghiệm dạy học: Tập làm văn

KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày lễ hội.

- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng nói, viết cho HS

3. Thái độ

- Giáo dục HS hiểu biết về các lễ hội của dân tộc. - Giáo dục HS yêu thích môn học

III. CHUẨN BỊ

1. GV: Bảng phụ ghi gợi ý, tranh minh hoạ 2 HS: SGK + VBT

III. Hoạt động dạy học

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng đọc bài viết kể về lễ hội. - GV nhận xét

3. Bài mới

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3.1. Giới thiệu bài:

- Tiết trước các em đã được quan sát tranh và kể về lễ hội tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một ngày hội.

- GV ghi đầu bài.

3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

+ Đề bài yêu cầu gì?

+ Em hãy kể tên ngày hội của dân tộc em?

- Gọi 2 HS đọc gợi ý

- GV: Cần nêu đặc điểm và thời gian của lễ hội. Hội là nơi tập trung nhiều nhiều trò vui, nhiều điều lí thú nên thu hút được

1. Kể về một ngày hội của dân tộc em

- 1HS đọc yêu cầu - HS kể.

+ Gợi ý:

a. Đó là hội gì?

b. Hội được tổ chức khi nào, ở đâu? c. Mọi người đi xem hội như thế nào? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?

e. Hội có những trò vui gì? (chơi cờ, đầu vât...)

g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

nhiều người đến tham dự. Diễn biến của ngày hội mở đầu hội có hoạt động gì, những trò vui gì có trong ngày hội

- Gọi HS dựa vào gợi ý kể lại mẫu - Gọi HS nhận xét

- Cho HS tập kể trong nhóm đôi - tự chỉnh sửa cho nhau

- Gọi 5-7 HS nói trước lớp, cả lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa cách dùng từ…

Bài 2

- Gọi 1HS nêu yêu cầu

- GV lưu ý diễn đạt thành câu, dùng dấu câu phân tách các câu cho rõ ràng. Chỉ viết về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e). Viết liền mạch khoảng 5 câu.

- 1HS kể mẫu

- HS kể trong nhóm bàn

- Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể với giọng kể hay nhất.

2. Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn (5-7 câu)

-VD: Dân tộc em có một ngày hội

rất nổi tiếng đó là hội đu Mường Vôi. Cứ 2 năm một lần vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người dân ở khắp nơi đổ về tham gia ngày hội. Có rất nhiều trò chơi như đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, đẩy gậy... Trong đó chơi đu là nổi tiếng và nhiều người xem và hào hứng nhất.Lễ hội đu Vôi mang đậm nét bản sắc dân tộc của dân tộc Mường ở huyện Lạc sơn nói chung. Ngày hội không chỉ có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa mà

- Cho HS tự viết bài - Gọi 3-5 HS đọc bài - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá.

là dịp để con em quê hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Em rất vui khi được tham gia ngày hội này và tự hào về dân tộc của mình.

- HS thực hành viết. - Vài HS đọc trước lớp.

4. Củng cố:

- Gọi 2HS nêu lại gợi ý khi kể về một ngày hội dân tộc? - GV chốt nội dung bài

- Nhận xét giờ học

5. Dặn dò

- Về nhà tìm hiểu thêm về lễ hội. - Bài sau: Ôn tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)