Thực trạng rèn kĩ năng nói ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 35 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Thực trạng rèn kĩ năng nói ở trường tiểu học

Chúng tôi đã tổ chức khảo sát vào tháng 4 năm 2019 trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng trên quy mô nhỏ với đối tượng khảo sát là 15 giáo viên và 100 học sinh. Cụ thể như sau:

Tỉnh Trường Số lượng

giáo viên

Số lượng học sinh

Quảng Ninh Tiểu học Tình Húc 5 30

Tiểu học Hoành Mô 1 4 30

Bắc Kạn Tiểu học Thượng Giáo 3 20

1.2.2.1. Thực trạng rèn kĩ năng nói của giáo viên

Nhằm hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hình thức dạy học của giáo viên vùng DTTS và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, xuất phát từ quan điểm dạy học trong giao tiếp và thông qua giao tiếp, nhiều giáo viên ở vùng DTTS miền núi phía Bắc đã chú trọng thiết kế nội dung, tình huống giao tiếp gây được hứng thú cho học sinh, linh hoạt trong quá trình tổ chức dạy học và nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của việc luyện nói cho học sinh tiểu học vùng khó khăn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học được thể hiện trong phiếu khảo sát giáo viên ở phần phụ lục.

Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều giáo viên còn chưa chú trọng việc rèn kỹ năng nói cho học sinh. Một số giáo viên vẫn chỉ giảng dạy theo Sách giáo viên hay thiết kế bài giảng để đáp ứng đúng thời gian và yêu cầu của chương trình mà chưa quan tâm đến hiệu quả dạy học đối với học sinh DTTS trong lớp học do chính giáo viên giảng dạy. Vì vậy, khi học đến nội dung luyện nói lớp học thường kém hấp dẫn khiến cho tư duy sáng tạo của học sinh bị hạn chế, mất hứng thú rèn luyện kỹ năng nói, nhiều em học sinh phản ứng chậm, rụt rè, ngại nói, ngại giao tiếp và hầu như không phát biểu gì trong tiết học dần thành thói quen không chú ý luyện tập.

Trong các giờ học có rèn kỹ năng luyện nói đòi hỏi cả giáo viên và học sinh cần tích cực, chủ động tạo hứng thú học tập từ đó giải quyết nhiệm vụ học tập có hiệu quả, nhưng nhiều giáo viên trong các tiết dạy phân tích bài học còn chưa hiệu quả, thiếu sinh động, chưa hấp dẫn, đôi khi còn sử dụng tiếng dân tộc vào bài học khiến các em lơ là, mệt mỏi, không có ấn tượng với bài học đối với học sinh khác ở lớp. Một số giáo viên vùng DTTS miền núi phía Bắc đa số học sinh trong lớp là người DTTS thì học sinh vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của lời giảng của giáo viên, giáo viên phải kết hợp giảng bài và giải thích cho các em hiểu nội dung bài thông qua tiếng dân tộc.

Vì vậy, giáo viên tiểu học ở các trường có đặc điểm nhiều học sinh DTTS với trường tỉ lệ học sinh DTTS ít sẽ phải có những biện pháp khác nhau. Tuy vậy mỗi giáo viên cần bồi dưỡng về các quy tắc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, đồng thời mỗi giáo viên cần rèn luyện kĩ năng nói và viết tiếng Việt một cách có ý thức và văn hóa. Có như vậy, giáo viên mới có thể dạy nội dung luyện nói được hiệu quả cao.

1.2.2.2. Thực trạng rèn kĩ năng nói của học sinh

Trước khi đến trường, học sinh tiểu học DTTS miền núi phía Bắc nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, đã có một vốn từ nhất định thông qua quá trình giao tiếp với cộng đồng đó là những người thân, bạn bè đồng trang lứa, làng, bản... Tuy vậy, việc giao tiếp của đó chỉ mang tính chất tự phát, bắt chước vì các em chưa hiểu rõ mục đích hay cách sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể trong cuộc sống. Đối với học sinh DTTS quá trình luyện nói tiếng Việt trước tuổi đi học còn hạn chế một số vùng chỉ sử dụng tiếng dân tộc trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc sinh sống, đa số học sinh DTTS miền núi phía Bắc đều rất tự nhiên khi giao tiếp trong các hoàn cảnh khác nhau. Các tình huống chủ yếu đưa ra đều được các em hiểu và trả lời ngay lập tức. Tuy nhiên các em còn ấp úng, chưa lưu loát, các câu trong một bài nói thường có cùng một kiểu cấu trúc lặp đi lặp lại. Vì vậy, một số học sinh tỏ ra ngại nói, ngại giao tiếp, các em còn rụt rè, ấp úng, ngượng ngập trong khi giải quyết các tình huống và khi nói trước các bạn ở lớp học. Điều này cho thấy khả năng tạo lập lời nói của học sinh DTTS miền núi phía Bắc còn hạn chế nhiều.

Do đặc điểm tư duy, vốn ngôn ngữ, vốn sống, nhiều khi còn do hoàn cảnh sống và giao tiếp nên học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn khi thực hành luyện nói trong những tình huống cụ thể và khi nắm những kiến thức, kĩ năng mà giáo viên cung cấp trước khi thực hành luyện tập.

Đối với các bài tập đòi hỏi sự sáng tạo, các em mới chỉ đưa ra những câu trả lời còn đơn giản, theo một cấu trúc giao tiếp thường ngày của các em.

Chẳng hạn: Trong bài tập 1 (SGKTV2, tập 1) Tập nói những câu mời, nhờ,

yêu cầu, đề nghị đối với bạn trong các trường hợp sau:

- Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi.

- Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại hộ mình. - Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.

Khi làm bài tập này, hầu hết các em sẽ đưa ra các câu nói:

- Cậu vào nhà đi.

- Bạn chép bài hát này cho tớ với nhé!

- Bạn trật tự đi! Tớ không nghe thấy cô giáo giảng bài.

Như vậy các em chỉ mới hiểu trong những tình huống đó cần nói kiểu câu gì mà chưa chú ý đến nội dung, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

Nguyên nhân dẫn đễn tình trạng trên là do học sinh chưa có sự tư duy sáng tạo và giáo viên chưa có sự định hướng rõ ràng, tỉ mỉ cho học sinh trong từng tình huống giao tiếp. Với bài tập trên, nếu được hướng dẫn cụ thể học sinh có thể giải quyết tốt hơn như:

- Cậu tìm nhà tớ có khó không? Mau vào nhà đi.

- Bạn thuộc bài hát này rồi à? Tớ cũng thích bài này lắm nhưng tớ chưa thuộc lời. Bạn chép cho tớ với nhé! Cảm ơn bạn nhiều!

- Bạn nên chú ý nghe cô giáo giảng bài, đừng nói chuyện ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Lỗi phát âm chưa đúng

Ví dụ: Khi luyện nói về: người lao động trí óc mà em biết [30.38],

mang tới lớp tranh, ảnh kể về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,…). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây [29.102]…

Có rất nhiều HS mắc phải lỗi phát âm các âm như: r/d, x/s, ch/tr, l/n... chưa đúng vì do anh hưởng của địa phương và chưa nắm được quy tắc chính tả. Đây là lỗi cơ bản không chỉ HS DTTS mắc phải mà HS thông thường cũng mắc phải. Việc phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới việc rèn kỹ năng nói của em rất khó khăn với GV.

Lỗi không nắm được mục đích giao tiếp

Ví dụ: Bài tập 2 (SGKTV2, tập 2) Nói lời đáp của em trong những

trường hợp sau:

- Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt”.

- Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói: “Mình chia buồn với bạn”. - Em rất lo khi con mèo nhà em đi đâu, đã hai ngày không về. Bà em an ủi “Đừng buồn. Có thể ngày mai mèo lại về đấy, cháu ạ”.

Khi làm bài tập này, hầu hết các em đều đưa ra những câu nói: Em cảm ơn

cô ạ/ Tớ cảm ơn bạn/ Cháu cảm ơn bà ạ. Như vậy các em mới hiểu được cần nói

lời cảm ơn khi được người khác an ủi, lời nói của các em đã phù hợp với nhân vật giao tiếp nhưng chưa chú ý đến mục đích giao tiếp. Nếu được hướng dẫn cụ thể khi phân tích tình huống thì học sinh có thể nói được nhiều hơn, lời nói phong phú hơn. Các em không chỉ cảm ơn đơn giản mà khi nhận được những lời an ủi, động viên của người khác thì lời đáp của các em còn thể hiện được sự biết ơn và thái độ của mình.

+ Em cảm ơn cô ạ. Em sẽ cố gắng đạt nhiều điểm tốt để không phụ lòng cô ạ.

+ Cảm ơn bạn. Tớ không sao đâu. Tớ cảm thấy vui hơn nhiều vì được bạn an ủi. + Cháu cảm ơn bà. Được bà an ủi cháu cảm thấy thoải mái hơn nhiều rồi ạ.

Lỗi không nắm được hoàn cảnh giao tiếp

Ví dụ: Mẹ nói với con gái:

- Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con bị tai nạn. Mai hai mẹ con mình sẽ đến thăm cô nhé!

- Ôi thích quá! Lâu lắm rồi con không được gặp cô.

Trong bài tập này, người con do không nắm được hoàn cảnh giao tiếp nên đưa ra câu nói không phù hợp. Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học DTTS miền núi phía Bắc còn ngây thơ, hồn nhiên nên trong giao tiếp, nhiều em nói chưa phù hợp. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thể hiện thái độ, tình cảm của mình qua lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ngoài ra, học sinh tiểu học còn mắc lỗi do không nắm được vai giao tiếp, nội dung giao tiếp.

Đánh giá chung

Qua khảo sát thực tiễn rèn kỹ năng nói cho học sinh DTTS miền núi phía Bắc, chúng tôi nhận thấy:

- Ưu điểm: HS DTTS có ý thức rèn kỹ năng nói trong và ngoài nhà trường. Tinh thần học hỏi từ bạn bè cùng lớp rất tốt, biết lắng nghe và chỉnh sửa khi giáo viên giúp đỡ.

- Nhược điểm: trong quá trình khảo sát các em còn mắc một số lỗi về phát âm. Còn ngại nói trước đám đông, chưa tự tin thể hiện ý kiến cá nhân. Khi làm việc nhóm kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng đưa ra vấn đề thảo luận còn nhiều hạn chế.

Đối với giáo viên, việc rèn kỹ năng nói cho chính giáo viên bản địa là điều cần thiết nhất. Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng nói chuẩn khá khó khăn với các thầy cô. Do đặc điểm vùng miền, thói quen sử dụng ngôn ngữ, các yếu tố khác…. Việc nắm được mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp rất quan trọng trọng giao tiếp tuy nhiên HS lại mắc phải những lỗi cơ bản này làm cho kỹ năng giao tiếp bị hạn chế. Chính vì vậy, giáo viên ở đây còn có những hạn chế:

- Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò chưa hiệu quả.

- Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

- Một số giáo viên khi dạy học còn lạm dụng việc sử dụng tiếng dân tộc quá nhiều, không đúng cách, không đảm bảo việc dạy Tiếng Việt.

- Giáo viên khi dạy học chưa giúp học sinh hiểu rõ mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp trong các tình huống thực tế cuộc sống.

Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới xung quanh, các

em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác ngôn ngữ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tiếng Việt của trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tôi đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học luyện nói cho học sinh tiểu học DTTS. Qua đó thấy được vai trò của ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp đối với con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học miền núi phía Bắc từ đó thấy được những tồn tại trong dạy học luyện nói cho học sinh tiểu học DTTS.

Những cơ sở lí luận về quan điểm giao tiếp, quan điểm dạy học tích cực và cơ sở thực tiễn của việc dạy học luyện nói cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc liên quan đến nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, là cơ sở để thiết kế nội dung, lựa chọn biện pháp rèn kĩ năng nói nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh DTTS.

Những vấn đề lý thuyết được trình bày ở chương 1 là cơ sở cần thiết để triển khai nội dung và xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc ở chương tiếp theo.

Trên thực tế, cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của học sinh DTTS miền núi phía Bắc là sử dụng tiếng mẹ đẻ đặc trưng. Được lặp đi lặp lại trở thành kỹ năng, kỹ xảo, việc nói một ngôn ngữ khác khiến các em gặp rất nhiều khó khăn.

Việc rèn kỹ năng nói của các em chủ yếu ở trường học, trong các tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng khi không có giáo viên thì hoàn cảnh giao tiếp đều sử dụng tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, việc tạo môi trường rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chính là yếu tố quan trọng nhất.

Chương 2

XÂY DỰNG CÁC DẠNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC LỚP 1, 2, 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)