Bài tập rèn kĩ năng độc thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 51 - 56)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Bài tập rèn kĩ năng độc thoại

Do đặc thù vùng miền, học sinh tiểu học DTTS miền núi phía Bắc có môi trường giao tiếp hạn chế hơn học sinh thành phố và đồng bằng, do chi phối bởi đặc trưng người dân tộc nên phần lớn học sinh thiếu tự tin, nhút nhát. Nhưng quá trình giao tiếp lại mang nặng tính xúc cảm, vì vậy cần thể hiện sự gần gũi, thân thiện trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Bài tập rèn kỹ năng độc thoại sẽ phát triển kỹ năng nói theo cấp độ từ thấp đến cao phù hợp với đối tượng lớp 1,2,3:

- Kể về sự vật, sự việc em yêu thích

* Mục tiêu: dạng bài tập phù hợp với các em học sinh lớp 1,2,3. Bước đầu

giúp các em rèn kỹ năng nói bằng các hình thức đơn giản là kể lại, nêu cảm nhận của bản thân... Cấp độ này được rèn luyện tốt sẽ là nền tảng để các em phát triển

kỹ năng nói cao ở các cấp độ cao hơn (phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, 3)

* Cách thức xây dựng: GV gợi ý về sự vật, sự việc em yêu thích gần gũi

với HS DTTS như: kể về người mà em yêu quý, món ăn dân tộc em yêu thích, nhân vật truyện em yêu thích, quyển sách em yêu thích, phong tục tập quán dân tộc em, ngày lễ truyền thống của dân tộc em... Dạng bài kể chuyện về sự vật, sự việc em yêu thích

- GV cần giúp HS:

+ Giúp HS tìm hoặc lựa chọn được “chất liệu có thực trong đời sống mà em yêu thích” để sắp xếp, xây dựng thành một câu chuyện.

+ Khuyến khích HS kể nếu có có thêm minh họa , sáng tạo thêm câu chuyện trở lên hấp dẫn, sinh động.

Kể chuyện về sự vật sự việc mà em yêu thích đòi hỏi học sinh phải tự mình xây dựng được hoàn chỉnh một câu chuyện. Giáo viên cần gợi ý các em thể hiện sự yêu thích và bộc lộ cảm xúc của mình qua câu chuyện đối với đối tượng HS lớp 2 có thể luyện nói từ 3-4 câu đơn giản. Đối với HS lớp 3 có thể nói từ 5 câu trở lên. Chúng tôi thiết kế một số bài tập sau:

* Bài tập minh họa

Bài tập 1: Kể về món ăn yêu thích của dân tộc em:

Gợi ý:

+ Món ăn yêu thích nhất là món ăn gì? + Đó là món đặc trưng cho dân tộc nào? + Em được ăn món ăn đó khi nào? + Lời mời các bạn trải nghiệm món ăn.

Bài tập 2: Kể về nhân vật trong truyện mà em yêu thích.

Gợi ý:

+ Em thích nhất cuốn truyện nào?

+ Trong đó em thích nhất nhân vật nào? + Vì sao em thích nhân vật đó?

+ Em học được gì qua nhân vật đó?

Bài tập 3: Kể về một phong tục của dân tộc em.

Gợi ý:

+ Phong tục của dân tộc em đang sinh sống là gì? + Phong tục nào để lại ấn tượng với em? Vì sao? + Em được tham gia với ai?

+ Phong tục đó diễn ra như thế nào?

Bài tập 4: Kể về một ngày hội của dân tộc em.

+ Đó là hội gì của dân tộc em? + Hội được tổ chức ở đâu? Khi nào? + Mọi người xem hội như thế nào?

+ Hội có những hoạt động gì?

+ Cảm nhận của em về ngày hội đó?

- Luyện nói theo chủ đề

* Mục tiêu: Hệ thống bài tập nhằm rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt bằng

lời nói về một chủ đề gần gũi trong cuộc sống. Bước đầu giúp các em rèn kỹ năng nói có logic phù hợp với chủ đề (phù hợp với HS lớp 2, 3).

* Cách thức xây dựng: Kiểu bài tập này đưa ra sẵn một chủ đề yêu cầu

học sinh nói về chủ đề đó trước lớp, trước nhóm hoặc những người bạn mới quen, trước thầy cô giáo, người thân trong gia đình. Một số chủ đề về: bản thân, học tập, trường học, quan hệ bạn bè, gia đình, sức khỏe…

- GV cần giúp HS: + Xác định rõ chủ đề.

+ Triển khai chủ đề thành những nội dung cụ thể. + Lựa chọn nội dung để nói thích hợp với mình. + Hình thành ý cho bài nói của mình.

+ Thực hành nói với sự kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ. * Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nói về chủ đề sức khỏe “Em đã giữ gìn vệ sinh cá nhân như thế

nào?”.

Giáo viên hướng dẫn các em vạch ra các ý để triển khai bài nói của mình có logic thể hiện được suy nghĩ của HS. Kết hợp phi ngôn ngữ khi nói về chủ đề này để giúp các em hoàn thành tốt nhất phần luyện nói trước lớp.

- GV gợi ý cho HS: + Chủ đề nói là gì?

+ Kể những cách vệ sinh cá nhân hằng ngày của em: chi tiết cách vệ sinh cá nhân như rửa tay như thế nào? Sử dụng khẩu trang thế nào đúng cách? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe?… Có đồ vật cụ thể để các em có thể vừa nói vừa thực hành.

+ Em đưa ra lời khuyên cho các bạn, người thân trong gia đình.

Bài tập 2: Nói về chủ đề môi trường “Hiện nay tình trạng thiếu nước sạch xảy

ra nghiêm trọng em hãy nêu những việc cần làm để tiết kiệm nước sạch”. - GV gợi ý cho HS:

+ Chủ đề nói là gì?

+ Hiện nay tình trạng nước sạch ở nước ta?

+ Em cần làm những việc gì để tiết kiệm nước sạch?

+ Đưa ra lời kêu gọi các bạn cùng tham gia bảo vệ môi trường.

- Luyện nói theo hình thức sắm vai

* Mục đích: Kiểu bài tập đưa ra một vấn đề liên quan đến nội dung kiến

thức đang học hay với một vấn đề có ý nghĩa xã hội. Sau đó yêu cầu học sinh nêu ý kiến tranh luận, thuyết trình bằng cách mở rộng lý lẽ, dẫn chứng trong thực tế rèn cho các em học sinh mạnh dạn trong việc thể hiện ý kiến cá nhân (phù hợp với HS lớp 3).

* Cách thức xây dựng:

Giáo viên đưa ra vấn đề theo các chủ điểm của tuần học, Yêu cầu học sinh sắm vai đưa ra ý kiến, thuyết trình:

+ Chủ điểm tranh luận là gì?

+ Quan điểm của em về vấn đề đó? + Nêu thực tế quan sát, cảm nhận của em + Đưa dẫn chứng thuyết phục.

Chúng tôi thiết kế một số bài tập sau: * Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy đóng vai một trong ba bạn Nông Thị Ninh, Bế Văn Phủng,

Nông Văn Hiên nêu ý kiến tranh luận về tầm quan trọng của nước bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

Mẫu: (Bế Văn Phủng) - Theo tớ, nước rất quan trọng. Cơ thể chúng ta chủ

yếu là nước. Nếu không có nước sẽ không có sự sống…

Bài tập 2: Hãy đóng vai là bác sĩ hãy hướng dẫn các bạn ở lớp giữ gìn vệ

sinh cá nhân hằng ngày, trả lời các câu hỏi thắc mắc của các bạn trong lớp về các biện pháp phòng dịch trong thời gian dịch Viêm đường hô hấp COVID-19 diễn ra.

Mẫu: -Xin chào các bạn học sinh, hôm nay bác sẽ hướng dẫn các cháu vệ

sinh cá nhân và giải đáp thắc mắc của các cháu về cách giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe đặc biệt vào mùa dịch COVID-19 hiện nay, tại sao chúng ta phải cần giữ vệ sinh cá nhân, các bạn cần giữ vệ sinh đúng cách như sau...

Giáo viên linh hoạt rèn kỹ năng độc thoại cho học sinh DTTS miền núi phía Bắc dựa vào đặc điểm cũng như khả năng đặc trưng của các em để lựa chọn mức độ phù hợp với từng đối tượng và lớp học.

Bài tập 3: Em hãy đóng làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về nơi mà

em sinh sống và hãy gửi lời mời tới mọi người hãy đến đây tham quan.

Bài tập 4: Em hãy đóng làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về bức tranh dưới đây và hãy gửi lời mời tới mọi người hãy đến đây tham quan:

Luyện nói qua hình thức sắm vai vừa tạo hứng thú cho HS mà vừa giúp các em chủ động sáng tạo chính những lời nói của mình. Ngoài gia các em có thể lan tỏa niềm yêu thương quê hương đất nước, dân tộc mình đầy mạnh dạn và tự tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 51 - 56)